Công đoàn Ngành Công Thương: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.

Thứ năm - 07/01/2021 03:12
Phát huy các kết quả đạt được, Công đoàn ngành Công Thương tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn theo hướng thiết thực, hiệu quả; chú trọng thực hiện chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn; đẩy mạnh  công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của CĐCS; xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển của ngành và địa phương.
Công đoàn Ngành Công Thương: Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ.
Các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể:
* Công tác tham gia quản lý, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNLĐ:
Tham gia và giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách người lao động (BHXH, BHYT, BHTN ...); hướng dẫn, tư vấn cho người lao động ký kết và thực hiện Hợp đồng lao động. Tham gia xây dựng quy chế làm việc, nội quy lao động; quy chế trả lương, trả thưởng; quy chế sử dụng quỹ phúc lợi; quy chế phối hợp giữa Công đoàn với chuyên môn đồng cấp.
Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và sửa đổi bổ sung và thực hiện Thoả ước lao động tập thể tại doanh nghiệp đảm bảo các nội dung có lợi hơn quy định pháp luật; chú trọng các vào nội dung: Tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, BHTN,  chế độ phúc lợi ... cho đoàn viên, CNLĐ.
Chủ động phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở thông qua việc tổ chức Hội nghị CBCC,VC; Hội nghị người lao động, đối thoại định kỳ tại nơi làm việc theo đúng quy định của pháp luật. Tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các CĐCS Doanh nghiệp có quy mô nhỏ phối hợp tổ chức Hội nghị người lao động và đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
Tiếp tục vận động, tuyên truyền đoàn viên, CNLĐ thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định, chế độ chính sách về An toàn vệ sinh lao động đối với đoàn viên, người lao động tại đơn vị.
* Công tác chăm lo đời sống đối với đoàn viên, CNLĐ và hoạt động xã hội:
Tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho lợi ích của đoàn viên, người lao động; nhất là đoàn viên, CNLĐ khó khăn, đặc biệt khó khăn. Nâng cao hiệu quả Chương trình nhà “Mái ấm Công đoàn”, Quỹ “Đoàn kết tương trợ” theo hướng đa số CNLĐ, CĐCS tham gia; mọi đoàn viên, người lao động khó khăn, đặc biệt khó khăn đều được giúp đỡ, hỗ trợ.
Tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNLĐ tham gia Chương trình phúc lợi đoàn viên Công đoàn do Công đoàn cấp trên tổ chức, triển khai; tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện do địa phương, Công đoàn các cấp  tổ chức phát động.     
* Tổ chức phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên,  CNLĐ:
Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là các phong trào thi đua: “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”,  “Xanh-sạch-đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”, “Học tập nâng cao trình độ mọi mặt, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước”, ... tạo việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống của đoàn viên, người lao động, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.
Làm tốt công tác khen thưởng để động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân tổ chức tốt, tích cực tham gia hưởng ứng các phong trào thi đua; khen thưởng đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đối tượng, kịp thời, chú trọng tôn vinh những công nhân, lao động tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, công tác; xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến và gương “người tốt, việc tốt” trong đoàn viên và người lao động.
* Công tác tuyên truyền giáo dục:
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức Công đoàn, đoàn viên và người lao động; nâng cao tỷ lệ đoàn viên, CNLĐ, đặc biệt là CNLĐ được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tiễn đối với các loại hình doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền; nhất là đối với công nhân trực tiếp khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước.
* Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh:
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CĐCS thông qua việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn đối với cán bộ Công đoàn theo phương châm: Đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả thiết thực; chú trọng kỹ năng giải quyết tình huống do thực tiễn cơ sở đặt ra.
Thường xuyên tổ chức thực hiện công tác kiện toàn, củng cố CĐCS; tập trung chỉ đạo việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của CĐCS, nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS theo hướng cụ thể, thiết thực và hiệu quả.
Hàng năm, xây dựng Kế hoạch tuyên truyền vận động phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, hoàn thành chỉ tiêu phát triển đoàn viên do LĐLĐ tỉnh giao.
* Công tác kiểm tra và hoạt động của Uỷ ban kiểm tra:
Tiếp tục tăng cường hoạt động của Ủy ban kiểm tra CĐCS, triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, trong đó tập trung vào kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam; kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn; việc thực hiện kết luận kiểm tra tại các đơn vị, cơ sở.
Củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra của công đoàn các cấp.
* Công tác Nữ công:
Chủ động đề xuất, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, quy định liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới. Tiếp tục tuyên truyền Luật phòng chống bạo lực trong gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật chăm sóc giáo dục trẻ em và các luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động nữ.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ nữ công và nâng cao chất lượng hoạt động công tác nữ công, nhất là tại cơ sở. Tham mưu tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ 20/10, tổ chức các hoạt động “Tháng hành động vì trẻ em” hằng năm thiết thực, hiệu quả.  
* Công tác Tài chính:
Thực hiện tốt công tác thu, chi, trích nộp đoàn phí, kinh phí Công đoàn theo quy định hiện hành; đặc biệt chú trọng việc tổ chức thu kinh phí công đoàn của các đơn vị chưa thành lập CĐCS.
Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ tài chính cho cán bộ CĐCS đảm bảo thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý và sử dụng tài chính Công đoàn tại cơ sở hiệu quả, theo đúng quy định.

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây