Đắk Lắk: Hiệu quả từ chương trình Hàng Việt về Nông thôn, miền núi

Thứ ba - 03/04/2018 21:48

Đắk Lắk: Hiệu quả từ chương trình Hàng Việt về Nông thôn, miền núi

Thực hiện chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia 2018, phát huy kết quả đạt được của những năm trước đây. Sở Công Thương Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện EaH'leo, Krông Năng, EaKar tổ chức 3 “phiên chợ hàng Việt về miền núi” từ ngày 24/04/2018 đến hết ngày 13/05/2018; với quy mô 50 gian hàng của khoảng 20 doanh nghiệp
           Phiên chợ “Hàng Việt về miền núi” phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa tại chỗ cho người dân địa phương khu vực nông thôn. Cơ hội để người dân tham quan, tiếp cận mua sắm những mặt hàng Việt Nam sản xuất với chất lượng cao, giá cả phù hợp do chính các doanh nghiệp trong nước sản xuất, góp phần bình ổn thị trường trong nước. Từ đó, có thêm thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng, giá cả của hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập được bày bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng không còn chỗ đứng ở thị trường các trung tâm đô thị do nhận thức của người tiêu dùng được nâng cao vì vậy thường được đưa về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ. Hàng Việt về nông thôn nâng cao lòng tự tôn dân tộc, tự hào về sản phẩm nội, từng bước thay đổi tư duy sính hàng ngoại, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hoá do doanh nghiệp trong nước sản xuất. Thông qua chương trình này còn làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng nông thôn, tạo cho người tiêu dùng có thói quen sử dụng hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" do Bộ Chính trị phát động. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn thì việc ưu tiên dùng hàng Việt là hành động "ích nước, lợi nhà", thể hiện trách nhiệm và lòng yêu nước của mỗi người dân chúng ta. 
d

           Chương trình “Hàng Việt về miền núi”  là một trong những hoạt động có ý nghĩa, giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước có cơ hội quảng bá thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, phát triển điểm bán hàng cố định tại địa phương, tăng thị phần, phát triển thị trường nội địa, tiếp cận với thị trường nông thôn rộng lớn. Các nhà sản xuất hàng Việt hiểu rõ nhu cầu người tiêu dùng nông thôn; hỗ trợ người bán lẻ ở vùng nông thôn nâng cao khả năng kinh doanh; kết nối nhà phân phối tại địa phương và doanh nghiệp sản xuất để có cơ hội làm ăn lâu dài; nâng cao kiến thức tiêu dùng của người dân trên địa bàn xã, huyện về việc phân biệt, hàng thật – hàng giả, đồng thời hướng dẫn sử dụng và bảo quản sản phẩm hàng hóa tiêu dùng. Qua chương trình này còn giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện điều tra tâm lý, phương thức mua bán, nhận thức của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, kiểu dáng hàng hóa. Từ đó, các doanh nghiệp định hướng việc sản xuất gắn với nhu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng nông thôn.
a

          “Hàng Việt về miền núi”, không những góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam mà còn thúc đẩy sản xuất ra nhiều hàng hóa Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tôi mong rằng, thông qua phiên chợ, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động sâu rộng trong cán bộ và các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện tốt và có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây