Giải pháp tổng thể thúc đẩy xuất khẩu

Thứ hai - 23/04/2018 21:13
Sáng ngày 23 tháng 4 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh  chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải pháp tổng thể  thúc đẩy xuất khẩu.
            Năm 2017 là một năm thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỷ USD. Tính chung cả năm xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành Công Thương. Trong đó, xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 155,1 tỷ USD, tăng 22,8% so với năm 2016, chiếm 72,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu khối doanh nghiệp trong nước đạt 59 tỷ USD, tăng 17,1%.
Hop truc tuyen
Họp trực tuyến về giải pháp xuất khẩu

             Bộ Công Thương có báo cáo đánh giá kết quả những mặt đạt được như: Xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh về quy mô; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã chuyển dịch thành công; thị trường xuất khẩu được mở rộng, phát triển mạnh theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa, cơ cấu thị trường xuất khẩu về cơ bản là tốt, đặc biệt lầ đối với nhóm hàng công nghiệp; các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập; tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm dần được cải thiện… Cũng thông qua báo cáo, Bộ Công Thương đã nêu ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu được chia thành 3 nhóm lớn, chủ yếu hướng vào khối doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể: Nhóm giải pháp tác động vào phía cung: thúc đẩy sản xuất phát triển tạo nguồn hàng có chất lượng cho xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng; Nhóm giải pháp tác động vào phía cầu: đàm phán mở cửa và phát triển thị trường, tăng cường các biện pháp nhằm duy trì thị trường xuất khẩu ổn định và Nhóm các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.
            Qua ý kiến của các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương và bộ ngành. Thủ tướng đã kết luận Hội nghị và nhấn mạnh một số quan điểm chỉ đạo đó là: Tập trung nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm hành hóa xuất khẩu; Đẩy mạnh cải cách hành chính, huy động nguồn lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để tăng trưởng xuất khẩu; xây dựng hệ thống logistics có chi phí rẻ hơn giúp cho hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu; mở rộng thị trường; thâm nhập hệ thống phân phối bán lẻ ở nước ngoài; xây dựng hàng rào kỷ thuật bảo vệ sản phẩm trong nước phù hợp với các hiệp định thương mại,; sản phẩm nông nghiệp chú trọng thị trường Trung quốc, sản phẩm công nghiệp phát triển sản phẩm công nghiệp phụ trợ và cuối cùng là lãnh đạo các bộ ngành, chính quyền các địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, chỉ đạo, tạo điều kiện để phát triển thương mại.
 

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
EMC Đã kết nối EMC