Thông tin tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thứ ba - 11/01/2022 02:20
Thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ngày 23/12/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 12665/KH-UBND về thông tin tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tập trung thông tin, tuyên truyền các nội dung.

                                                                      Ảnh minh họa (nguồn internet)
Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên và ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình hành động của Chính phủ để thể hiện rõ vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo tinh thần đồng hành của Đảng bộ,chính quyền và Nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và tỉnh Đắk Lắk; các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách có tính đột phá; chủ động phát triển quan hệ liên kết, hợp tác trên các lĩnh vực; huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện các dự án quan trọng, mở rộng hợp tác quốc tế, đảm bảo kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị của Thành phố với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp của Chính phủ, của các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Đắk Lắk trong thực hiện Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung các nội dung: Thông tin về việc xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển ngành, lĩnh vực, đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột và quy hoạch chung xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2045 phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Tây Nguyên, Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn và quy hoạch tỉnh Đắk Lắk, đảm bảo gìn giữ giá trị văn hóa bản sắc riêng của vùng Tây Nguyên, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp và dịch vụ, giữa đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới với những tiềm năng, lợi thế và đặc thù riêng của thành phố Buôn Ma Thuột; Tuyên truyền về chính sách tăng cường thu hút nguồn lực, triển khai các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, liên kết vùng, khu vực; cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư, hợp tác công – tư (PPP) và vốn đầu tư hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố; Thông tin, tuyên truyền về hợp tác quốc tế, xúc tiến đầu tư, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào thành phố trong các lĩnh vực: du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến sâu, năng lượng sạch, thân thiện môi trường, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm hội nghị lớn; Tuyên truyền về việc phát triển, hình thành các khu đô thị mới, theo hướng hiện đại, đồng bộ; các chương trình phát triển thương mại biên giới, hợp tác trong khuôn khổ tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam; Tuyên truyền xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành trọng điểm phát triển khoa học, công nghệ, du lịch, văn hóa của vùng Tây Nguyên; quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với thương hiệu ngành, chỉ dẫn địa lý; Tuyên truyền, xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột thành “Thành phố Cà phê của thế giới” bằng nhiều ngôn ngữ.
Công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ nhân dân; nâng cao chất lượng hiệu quả công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hành chính; giảm thủ tục, giảm thời gian và chi phí ở tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước; công tác thanh tra, tiếp dân, xử lý đơn, thư, khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; kịp thời phản ánh, biểu dương những cơ quan, đơn vị, địa phương; các tổ chức, cá nhân điển hình, tiêu biểu…; Ngăn chặn, kịp thời phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền các cấp.

Tác giả: Trần Quang Phúc - Trung tâm Xúc tiến Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây