Triển khai quyết định của thủ tướng chính phủ về phê duyệt kế hoạch thực hiện hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thứ hai - 21/02/2022 20:45
Hiệp định RCEP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership) là một hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn quốc và New Zealand) được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA)
   15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỉ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỉ USD) vào thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử. 
    Hiệp định sẽ có hiệu lực trong hai năm tiếp theo, sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực là thiết lập một nền tảng quan hệ đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư trong khu vực, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn cầu.
    Nhằm triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Hiệp định RCEP) theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 04/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 16/02/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 35/KH-UBND với mục đích: Quán triệt và cụ thể hóa việc thực hiện từng nội dung của Hiệp định RCEP tới các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cá nhân trên địa bàn tỉnh; Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả và hiệu lực thực thi; Tăng cường tính chủ động trong việc tham gia các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, gắn khai thác với sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các lợi thế so sánh của địa phương nhằm xây dựng nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững.
    Kế hoạch phải đảm bảo thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực thi Hiệp định, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc đảm bảo cho việc thực thi Hiệp định được hiệu quả. 
    Một số nhiệm vụ chủ yếu đặt ra trong quá trình thực thi Hiệp định như sau: 
-     Tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định tới các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cơ quan quản lý địa phương người dân trên địa bàn tỉnh, chú trọng tập huấn cho các cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước...; Hình thức phổ biến, tuyên truyền bao gồm và không giới hạn thông qua các trang thông tin điện tử, các phương tiện truyền thông, các ấn phẩm, tài liệu, các chương trình phát thanh và truyền hình, các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị...
-    Trong quá trình thực hiện Hiệp định, các cơ quan quản lý địa phương cần tiếp tục rà soát pháp luật, tham mưu và kiến nghị tới các cơ quan có thẩm quyền nhằm sửa đổi, bổ sung các văn bản bản pháp luật để phù hợp với Hiệp định. 
    Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng hiệu quả Hiệp định RCEP đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện qua các hoạt động như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển đổi số hoá, áp dụng khoa học kĩ thuật và mô hình sản xuất tiên tiến theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng các tiêu chuẩn trong và ngoài nước đóng vai trò hết sức quan trọng; Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ của địa phương, hợp tác xã, hộ nông dân...; 
    Kế hoạch cũng đề ra mục tiêu đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư tại các nước tham gia Hiệp định, tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút nguồn vốn từ các nước thành viên Hiệp định RCEP vào những lĩnh vực trọng điểm; tận dụng công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, thành quả của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 nhằm tháo gỡ những nút thắt có thể gây cản trở một số ngành của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong việc tận dụng RCEP; đồng thời tiếp tục củng cố vị thế, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế; Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp; thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nắm bắt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tổ chức các lớp tập huấn trực tiếp và trực tuyến đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho doanh nghiệp, nghiên cứu và khai thác thị trường thành viên; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững; thúc đẩy kết nối doanh nghiệp trong tỉnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ các nước đối tác tham gia Hiệp định RCEP.
    (Xem chi tiết Kế hoạch tại đây)

Tác giả: Mỹ Hạnh - QLTM, Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây