Nguyên tắc Ratchet trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Thứ sáu - 27/05/2022 04:16
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương với những ưu đãi đối với các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Dak Lak như: cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, hạt điều, ca cao, mía, mật ong, …về mặt thuế suất nếu đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Theo Chương 10 – Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Chương này bao gồm các nguyên tắc, quy định chung về dịch vụ qua biên giới mà các nước CPTPP phải tuân thủ trừ các trường hợp bảo lưu/ngoại lệ. Chương này gồm 03 Phụ lục (bao gồm Dịch vụ Chuyên môn (Phụ lục 10-A), Dịch vụ Chuyển phát nhanh (Phụ lục 10-B) và Ngoại lệ đối với nguyên tắc “Ratchet” (chỉ tiến không lùi) của Việt Nam (Ngoại lệ 10-C).
2
Xuất khẩu nông sản qua các nước ký kết các hiệp định thương mại
Vậy, nguyên tắc “Ratchet” là gì?
Nguyên tắc Ratchet được hiểu là các nước có quyền đơn phương sửa đổi các nội dung đã được bảo lưu trong Danh mục NCM theo hướng thuận lợi hơn nhưng khi đã sửa đổi rồi sẽ không được quyền rút lại nội dung đã được sửa đổi đó. Các nước CPTPP đồng ý dành linh hoạt cho Việt Nam chỉ thực hiện nguyên tắc này sau 3 năm kể từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực với Việt Nam. Như vậy, với việc Hiệp định CPTPP có hiệu lực chính thức với Việt Nam vào ngày 14/1/2019, kể từ ngày 14/1/2022 nguyên tắc Ratchet sẽ chính thức được áp dụng đối với Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư. Cụ thể, các nước, trong đó có Việt Nam được quyền đưa ra các biện pháp bảo lưu trái với 4 nghĩa vụ chính của chương Dịch vụ (Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, Tiếp cận thị trường, và Hiện diện tại nước sở tại) và 4 nghĩa vụ chính của Chương Đầu tư (Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc, Yêu cầu thực hiện, và Quản lý nhân sự cấp cao và ban giám đốc) dưới hình thức là một danh mục gọi là “Danh mục các biện pháp bảo lưu không tương thích với nghĩa vụ chính của chương Dịch vụ và chương Đầu tư” (gọi tắt là danh mục NCM dịch vụ - đầu tư). Mọi biện pháp quản lý, nếu không có yếu tố phân biệt đối xử, đều được phép duy trì mà không cần phải bảo lưu trong Hiệp định.
Đơn cử đối với Dịch vụ phân phối: Việt Nam cam kết bỏ hạn chế đối với việc “mở thêm điểm bán lẻ” sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Về diện mặt hàng, Việt Nam tiếp tục bảo lưu không cho phép nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu, dược phẩm và sản phẩm ghi hình.

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây