Giao Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn tỉnh; tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai để kịp thời chỉ đạo công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo đối với những nội dung vượt thẩm quyền…
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị, địa phương triển khai những biện pháp cấp bách phòng, chống sạt lở trên địa bàn tỉnh. Theo dõi chặt chẽ tình hình thiên tai, sạt lở, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại do thiên tai, sạt lở…
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện phối hợp hiệp đồng với các đơn vị, địa phương và nhân dân ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả những tình huống xảy ra.
Công an tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát, sỏi trên sông trái phép, sai phép; kịp thời xử lý đối với các trường hợp vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ động lực lượng, phương tiện để hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả sạt lở khi có tình huống xảy ra.
Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp triển khai thực hiện phòng, chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trước và trong mùa mưa lũ.
Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, khu vực sườn dốc để kịp thời phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn; kiên quyết tổ chức di dời hoặc có phương án chủ động chống sạt lở, sơ tán khi có tình huống xấu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân và cơ sở hạ tầng. Đồng thời, có phương án hỗ trợ tái định cư, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.
Quản lý chặt chẽ, tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác cát, sỏi trên sông, suối để hạn chế xảy ra sạt lở; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, vật liệu xây dựng trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tại các công trường đang xây dựng, nhất là các công trình xây dựng ở khu dân cư ven sông, suối, sườn dốc; đình chỉ việc xây dựng công trình nếu không bảo đảm an toàn hoặc có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đến dòng chảy, thoát lũ…
Do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (TALIM) và cơn bão số 2 (DOKSURI), gió Tây Nam hoạt động mạnh, trong những ngày qua trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra mưa vừa đến mưa to, đặc biệt từ ngày 21/7 đến 2/8 có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa cả đợt từ 100-500mm
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, mưa lũ đã làm cho 4.551ha cây trồng trên địa bàn các huyện Lắk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông bị ngập, trong đó lúa 4.012ha, hoa màu là 481ha, cây lâu năm 57,5ha và 6,6ha mặt ao nuôi cá bị ngập và một số công trình cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông bị sạt lở hư hỏng…
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tỉnh Đắk Lắk, trong ngày 2 đến chiều 3/8, trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 30-60mm/đợt, có nơi lớn hơn 180mm/đợt, thời gian mưa chủ yếu tập trung vào chiều tối và đêm.