Theo Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2025 ước tính sẽ giảm 7,8% so với năm 2024 và đây là năm thứ 3 liên tiếp sản lượng giảm, mặc dù sản lượng có tăng ở Brazil nhưng giảm ở các nước khác, đặc biệt là Ấn Độ và Indonesia dẫn tới tổng sản lượng giảm so với năm ngoái. Trong khi đó, vụ thu hoạch hồ tiêu năm 2025 tại Việt Nam đã chính thức kết thúc với sản lượng ước đạt 180.000 tấn, giảm 10.000 tấn so với năm 2024.
Đối với hoạt động xuất khẩu, tính đến hết tháng 6/2025, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 124.133 tấn Hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm tỷ trọng lớn với 105.939 tấn, còn lại là 18.194 tấn tiêu trắng. Mặc dù lượng xuất khẩu giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2024, song kim ngạch xuất khẩu lại đạt 850,5 triệu USD, tăng mạnh 34,1% so với năm trước. Sự tăng trưởng ấn tượng về giá trị chủ yếu đến từ sự bứt phá của giá xuất khẩu: tiêu đen đạt bình quân 6.665 USD/tấn, tăng 93,6%, còn tiêu trắng đạt 8.079 USD/tấn, tăng 63,0% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, phản ánh rõ nét xu hướng phục hồi của thị trường Hồ tiêu thế giới và sự cải thiện về chất lượng, giá trị gia tăng trong chuỗi sản xuất của Việt Nam. Đối với thị trường Hoa Kỳ, theo ITC, trong tháng 5/2025 nhập khẩu Hồ tiêu của Hoa Kỳ đạt 8.050 tấn, so với tháng trước lượng nhập khẩu tăng 21,5% và so với tháng 5/2024 giảm 16,3%. Hoa Kỳ nhập khẩu Hồ tiêu chủ yếu từ Việt Nam chiếm 76,6% đạt 6.170 tấn.
Về thị trường, Hoa Kỳ tiếp tục là điểm đến lớn nhất, chiếm 23,6% tổng lượng xuất khẩu, tương ứng 24.979 tấn, tuy nhiên lại giảm mạnh 29,4% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là tín hiệu cần được theo dõi kỹ lưỡng, bởi Mỹ là thị trường có ảnh hưởng lớn đến xu hướng giá và chính sách xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường quan trọng khác bao gồm Ấn Độ (7.768 tấn), UAE (7.700 tấn), Trung Quốc (6.610 tấn) và Đức (4.836 tấn) đều duy trì lượng nhập khẩu ổn định, cho thấy thị trường đang dần phân hóa và đa dạng hóa, giảm bớt sự phụ thuộc vào một vài thị trường truyền thống.
Về doanh nghiệp, Olam Việt Nam tiếp tục dẫn đầu với 12.388 tấn, chiếm khoảng 10% thị phần, dù giảm nhẹ 6,7% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp lớn khác gồm Nedspice Việt Nam (10.604 tấn), Phúc Sinh (10.232 tấn), Trân Châu (6.624 tấn) và Haprosimex JSC (6.460 tấn). Đây đều là các đơn vị có năng lực xuất khẩu ổn định, thị trường tiêu thụ rộng và đóng vai trò quan trọng trong việc giữ vững vị thế của Việt Nam trên bản đồ hồ tiêu thế giới.
Theo đánh giá của VPSA, yếu tố thuế quan tại Hoa Kỳ có gây tác động nhất định đến giao dịch nhưng chưa phải là nhân tố chính chi phối thị trường. Hiện tại, thách thức lớn nhất với xuất khẩu Việt Nam là việc áp dụng Luật Thuế GTGT trong ngành hàng nông sản chưa có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan chức năng. Điều này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lúng túng trong kê khai, làm chậm lại hoạt động giao dịch và tạm thời làm trầm lắng thị trường trong nước. Khi chính sách thuế được làm rõ, nhiều khả năng giá tiêu sẽ hồi phục trở lại nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường quốc tế.
Đối với vấn đề áp thuế quan, trước mắt, theo các chuyên gia ngành hồ tiêu, doanh nghiệp xuất khẩu cần tiếp tục nâng chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng tiêu chuẩn Hoa Kỳ, mở rộng chủng loại sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao logistics, phát triển đối tác phân phối dài hạn tại Hoa Kỳ, đồng thời, phản ánh kịp thời khó khăn đến Hiệp hội để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tham gia, hiện diện tại các Hội chợ quốc tế quan trọng của các phân khúc, sử dụng các kênh trực tuyến phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu, tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi mang lại từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới... Khi đó, VPSA sẽ đóng vai trò là bên tổng hợp ý kiến doanh nghiệp, kiến nghị chính sách với Mỹ, đồng thời, truyền thông quốc tế mạnh mẽ để bảo vệ thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam.
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương đã thông tin đến các doanh nghiệp tham gia chương trình về các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã tham gia, quy tắc xuất xứ mặt hàng hồ tiêu và gia vị, cách xác định xuất xứ (xuất xứ thuần túy và không thuần túy), cơ chế chứng nhận xuất xứ..Theo đó, nguyên tắc xác định xuất xứ không thuần túy sẽ được dựa trên một số tiêu chí như: tiêu chế chuyển đổi cơ bản, tiêu chí trị giá hàm lượng, tiêu chí công đoạn gia công, chế biến cụ thể...Quy tắc xuất xứ sẽ giúp các doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm xác định được các ưu đãi thuế quan/phi thuế quan, ngoài ra, Cục xuất nhập khẩu