Hội thảo APEC Phát triển chương trình “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)  – kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng con đường thương mại điện tử

Thứ năm - 13/04/2023 23:31
Ngày 6/4/2023, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Apec, phát triển chương trình “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP) bằng con đường thương mại điện tử – kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hội thảo APEC Phát triển chương trình “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)  – kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng con đường thương mại điện tử
Kể từ lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1979 tại Nhật Bản, phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” (OVOP) đã lan rộng, góp phần thực hiện mục tiêu bền vững và phát triển toàn diện thông qua việc giải quyết các vấn đề địa phương ở cấp độ toàn cầu - “sản xuất các sản phẩm được chấp nhận trên toàn cầu, phản ánh hương vị và văn hóa địa phương” dựa trên các nguyên tắc “địa phương nhưng toàn cầu”, “tự lực và sáng tạo” và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, mặc dù OVOP đầu tiên được khởi xướng ở cấp địa phương, hiện nay đã mở rộng ra toàn cầu, ở cả các nền kinh tế đang phát triển và đã phát triển. Riêng ở châu Á, phong trào OVOP đã được triển khai thành công ở cả cấp trung ương và địa phương như ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, v.v.
z4221193573026 6ab153aef4d5fd399dd359a38a3e73bd
“Hội thảo APEC về Thúc đẩy OVOP thông qua thương mại điện tử” do Ban Thư ký APEC và Bộ Công Thương (MOIT) Việt Nam đồng tổ chức, hiện thực hóa các cam kết và ưu tiên của APEC về nâng cao năng lực cho các nền kinh tế thành viên, thúc đẩy kết nối và đổi mới kỹ thuật số, bền vững và hòa nhập thông qua “chú ý đến việc trao quyền kinh tế cho các nhóm có tiềm năng kinh tế chưa được khai thác” bao gồm cả những người ở nông thôn và vùng sâu vùng xa để “cải thiện khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu”. Là một hoạt động xây dựng năng lực, Hội thảo được kỳ vọng sẽ là cơ hội để các nền kinh tế thành viên APEC thảo luận và giải quyết các thách thức, chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy OVOP hiệu quả thông qua thương mại điện tử vì mục tiêu tăng trưởng bao trùm trong kỷ nguyên số.
Một trong các bài trình bày tại Hội thảo có: Doanh nghiệp Gốm Bát Tràng, Tỉnh trưởng Tỉnh Oita – Nhật Bản, Huế…
Tại Nhật Bản, câu chuyện Mỗi làng một sản phẩm bắt đầu từ năm 1979, tuy nhiên, chỉ bắt đầu từ năm 2005, khi Chính phủ Nhật thực hiện chương trình sáng kiến phát triển thương mại, một năm sau đó, chiến dịch OVOP được Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI) và Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) triển khai trong các cửa hàng bày bán OVOP tại sân bay chính của Nhật Bản. Năm 2015, Nhật triển khai bán hàng trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội, năm 2018, các cửa hàng trực tuyến được mở. Theo chương trình này, Nhật Bản khuyến khích người dân tạo ra các sản phẩm nội địa được trong nước và ngoài nước công nhận, tăng cường nhận thức của người dân, tạo ra giá trị thặng dư cho các sản phẩm. Các sản phẩm OVOP được bày bán tại tất cả các cửa hàng tạp hóa tại Nhật và nhiều trang trực tuyến khác như Rakuten, Hyakusen, Oita OVOP…Hiện nay, chương trình đang tiến hành đàm phán để bán các sản phẩm OVOP tại các nước kém phát triển, các nền kinh tế có thu nhập thấp và các nước Châu Phi…
Đối với doanh nghiệp Gốm Bát Tràng, Bát tràng tiến hành kinh doanh trực tuyến từ năm 2015, xuất hiện trên nhiều nền tảng kinh doanh online như: Lazada, Shopee, sendo, winmart, nguyenkim.com, rongbay.com, vatgia.com, chotot.com, Tiki, FPT shop. Là người đầu tiên đưa sản phẩm gốm Bát Tràng lên Internet thông qua website Bát Tràng online vào năm 2015, khi thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là một khái niệm mới trong kinh doanh của một làng nghề truyền thống, anh Trần Dương Quý phải mất 2 năm mới cơ bản xây dựng được thương hiệu của làng gốm, để những người làm nghề hiểu được hiệu quả mà Internet mang lại, vượt qua tâm lý ngại đổi mới. Cho đến bây giờ, TMĐT đã rất phát triển tại Bát Tràng, nhiều xưởng sản xuất kinh doanh online, nhà nhà đều online. Nhiều doanh nghiệp (DN), cơ sở kinh doanh gốm sứ tại xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, xây dựng TMĐT nhằm xúc tiến tìm kiếm đơn đặt hàng; mở rộng thị trường cho gốm Việt nói chung, gốm Bát Tràng nói riêng. Đến bây giờ, tại Bát Tràng, nhà nhà đều kinh doanh online. Nhiều đơn vị bán buôn ở các tỉnh khác biết đến dòng sản phẩm mới của Bát Tràng thông qua website và mạng xã hội. Cũng nhờ đó, gốm sứ Bát Tràng nhiều năm qua đã xuất khẩu mạnh sang không ít nước trên thế giới như Nhật Bản, Mỹ, EU...
Còn theo Tiến sĩ Cung Trọng Cường, Viện nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông cho rằng, Việt Nam đang hướng đến là BẾP ĂN CỦA THẾ GIỚI. Trong khi đó Huế là trung tâm ẩm thực với nhiều món đặc sản tuyệt vời, trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ này chính là cơ hội để đưa Huế lên tầm cao mới và trở thành bếp ăn của Việt Nam, của Thế Giới và Chương trình OVOP là một cơ hội. Tuy nhiên, với việc hiểu chưa đúng, chạy theo số lượng và chỉ tiêu, tại các địa phương vẫn có tình trạng sản phẩm tham gia đánh giá, thay vì mang tính cộng đồng, số lượng chủ thể sản xuất đông đảo, mang tính liên kết cộng đồng làng xã, thì lại phân phối cho từng cấp doanh nghiệp/hộ kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính liên kết ngành, liên kết chuỗi, không biểu đạt được giá trị liên kết mang tính địa phương.
Theo Ông, OCOP không phải là chứng nhận “VẠN NĂNG” để bán được hàng. Đằng sau chứng nhận OCOP, là vấn đề sản phẩm và giá trị của nó với khách hàng, là vấn đề vận hành và quản lý vận hành, tối ưu được hoạt động kinh doanh, đó là bán được hàng, là lợi nhuận. Thực tế, nhiều địa phương, trong công tác truyền thông, sử dụng chứng nhận OCOP là chìa khóa để mở cánh cửa vào các siêu thị, tham gia các hội chợ; do đó vẫn có tình trạng chủ thể không bán được hàng, lại không hiểu vì sao? Đổi mới sáng tạo, là nền tảng của cạnh tranh bền vững và hiệu quả. Một chứng nhận OCOP, gắn với 1 sản phẩm/dòng sản phẩm cụ thể. Mặc dù có thời hạn sử dụng 3 năm, không đồng nghĩa với việc 3 năm đó, chủ thể không cần thay đổi gì về sản phẩm mà vẫn kinh doanh tốt.
2

Từ đó, một số đề xuất Ông Cung Trọng Cường đưa ra để phát triển OCOP tại địa phương bao gồm: Cần có đầu tư, quan tâm đúng mực về vai trò của Chương trình với sự phát triển kinh tế địa phương, lồng ghép và gắn chặt chẽ các hỗ trợ triển khai OCOP với các chương trình khác, nhằm tối ưu nguồn lực và đồng bộ về mặt chiến lược nói chung. Tìm kiếm các sản phẩm có tương đối đầy đủ khả năng và cần thúc đẩy để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, việc làm, an sinh tại địa phương, từ đó có chiến lược hình thành các liên kết chuỗi, tổ chức thành các mô hình hợp tác, định hướng sử dụng 1 thương hiệu sản phẩm địa phương chung, từ đó xác định triển khai phát triển mô hình định hướng OCOP; Các hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ và chủ để về chương trình phải được thực hiện sớm, đúng tiến độ, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, với sự tham gia của các tư vấn viên/chuyên gia toàn quốc, để nâng cao nhận thức và hiểu biết sâu sắc của các đối tượng, từ đó điều hướng hoạt động triển khai đúng và chất lượng.
Về phía chủ thể kinh tế, cần chủ động tìm hiểu thông qua các phương tiện truyền thông về chương trình, đồng thời chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, mạnh dạn áp dụng đổi mới trong chính doanh nghiệp/hộ kinh doanh của mình, tiếp cận chương trình như là cách để hoàn thiện chính dự án của mình, sau đó sử dụng chứng nhận (nếu có) như 1 phần của những nỗ lực kinh doanh. Các chủ thể kinh tế hợp tác và tạo ra chuỗi giá trị của sản phẩm/nâng cao chất lượng sản phẩm để xây dựng chiến lược phát triển bền vững dựa trên lợi thế địa phương và điểm khác biệt của sản phẩm
Đối với kinh nghiệm của Peru, đất nước này đã học tập kinh nghiệm phát triển hệ thống sản phẩm OVOP của Nhật Bản để tạo ra sáng kiến “From my land, a product” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế của các địa phương bằng cách tạo ra các sản phẩm đặc trưng vùng miền – đại diện cho các vùng miền đó, từ đó tạo ra các giá trị thặng dư cho chính sản phẩm đó cũng như hoạt động du lịch tại địa phương có sản phẩm. Với Indonesia, một số hoạt động của chính quyền để phát triển hoạt động bán các sản phẩm OVOP bao gồm: tổ chức các hội thảo, hội nghị, đào tạo về năng lực tiếp cận thị trường, tối ưu hóa thương mại điện tử, phát triển hoạt động quản lý doanh nghiệp, hỗ trợ kĩ thuật để phát triển sản phẩm, xây dựng năng lực, tạo ra các tiêu chí kĩ thuật cơ bản, tổ chức và hỗ trợ tham gia các hội chợ triển lãm, chương trình bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu, các buổi kết nối giao thương và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu…
Hội thảo phát triển chương trình “Mỗi làng một sản phẩm (OVOP)  – kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng con đường thương mại điện tử đã cung cấp cái nhìn tổng quan về sự phát triển của các sản phẩm địa phương mang tính đặc trưng, vai trò của sản phẩm đối với nền kinh tế của các địa phương nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung, kinh nghiệm phát triển bán hàng bằng con đường thương mại điện tử, cải tiến kĩ thuật, nguồn nhân lực… từ đó, tạo ra các bài học kinh nghiệm để các doanh nghiệp có thể tư duy từ đó phát triển sản phẩm, cách thức bán hàng thông qua con đường thương mại điện tử với sự trợ giúp của chính quyền địa phương và trung ương.
           

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại:

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,367.15 16,532.47 17,062.88
CAD 18,078.25 18,260.85 18,846.71
CNY 3,445.08 3,479.88 3,592.07
EUR 26,616.08 26,884.93 28,075.52
GBP 31,023.67 31,337.04 32,342.42
HKD 3,163.66 3,195.62 3,298.14
JPY 160.12 161.74 169.47
SGD 18,301.71 18,486.58 19,079.68
USD 25,127.00 25,157.00 25,457.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây