Xuất khẩu nông sản qua chế biến

Thứ tư - 25/05/2022 04:49
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi tham dự Hội nghị Xúc tiến Đầu tư tỉnh Gia Lai năm 2022 cho rằng cần phải giải quyết được bài toán “được mùa, mất giá với các mặt hàng nông sản”.
Cũng theo Bộ Công Thương, thực trạng phát triển nền nông nghiệp nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sản phẩm nông nghiệp của từng vùng, miền trên cả nước. Vấn đề nông sản được mùa, rớt giá vẫn diễn ra thường xuyên. Thật vậy, đối với hoạt động xuất khẩu, sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản nói chung, “được mùa, mất giá” là chủ đề được đề cập nhiều nhất trên nhiều diễn đàn nhưng cho đến nay, ngành nông sản của cả nước nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng vẫn chưa giải quyết thấu đáo bài toán này. Bởi được mùa, mất giá chủ yếu liên quan đến tính chất của mặt hàng (dễ hư hỏng, khó bảo quản, thu hái theo mùa...) cũng như liên quan đến hoạt động chế biến sau thu hoạch, sơ chế các mặt hàng nông sản, đầu tư cho hệ thống máy móc công nghệ cao còn thiếu và chưa có tính đồng bộ.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có 42.957 ha cây ăn quả, chiếm 12,46% trong tổng diện tích cây lâu năm của toàn tỉnh, tăng 6.567 ha cây ăn quả các loại. Trong đó, sầu riêng: Diện tích 14.908 ha, tăng 2.684 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 3.143 ha; diện tích cho sản phẩm 7.041 ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 195,49 tạ/ha, sản lượng 137.644 tấn, tăng 34.435 tấn so với năm 2020; bơ: Diện tích 9.446 ha, tăng 537 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 674 ha, diện tích cho sản phẩm 7.228 ha; năng suất trên diện tích cho sản phẩm 157,96 tạ/ha, sản lượng 114.167 tấn, tăng 32.047 tấn so với năm 2020; chuối: Diện tích 1.922 ha, tăng 19 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 225ha, diện tích cho sản phẩm 1.645 ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 297,96 tạ/ha, sản lượng 49.007 tấn, giảm 1.907 tấn so với năm 2020; mít: Diện tích 2.558 ha, tăng 477 ha so với năm 2020, trong đó trồng mới 319 ha, diện tích cho sản phẩm 1.593 ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 229,77 tạ/ha, sản lượng 36.611 tấn, tăng 9.722 tấn so với năm 2020; xoài: Diện tích 1.013 ha, tăng 42 ha so với năm 2020, trong đó diện tích trồng mới 77 ha, năng suất trên diện tích cho sản phẩm 98,99 tạ/ha, sản lượng 8.419 tấn, tăng 681 tấn so với năm 2020.
Với tiềm năng sẵn có đối với các sản phẩm nông sản nói chung và cây ăn trái nói riêng, nhưng cho tới thời điểm này, có rất ít các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện việc sơ chế, chế biến sâu các sản phẩm nông sản xuất khẩu công nghệ cao như: sấy dẻo xoài, các sản phẩm cấp đông (dịch chanh dây cấp đông, xoài má cấp đông, sầu riêng trái/múi cấp đông, ớt, đậu bắp), cấp đông nhiều cấp độ (cấp đông chậm, cấp đông nhanh, cấp đông 1 pha, cấp đông 2 pha; sấy chân không (mít, chuối, khoai môn, khoai vàng, khoai tím); sấy thăng hoa (sầu riêng, puree sầu riêng, nghệ, tiêu xanh); sấy phun (bột chanh dây hòa tan); bơ quả, bơ sấy lạnh dạng miếng, dầu bơ, bột dinh dưỡng từ trái bơ tách dầu,....mà chủ yếu dừng ở các bước: đóng gói, hút chân không, rang...
3
Sản phẩm tiêu xanh sấy thăng hoa
Việc đầu tư cho hệ thống máy móc công nghệ cao cho hoạt động chế biến sau thu hoạch còn thấp, manh mún, cần vốn đầu tư cao, mặc dù đây là hoạt động hết sức quan trọng nhằm đưa nền nông nghiệp Việt Nam và sản phẩm nông nghiệp Việt lên một tầm cao mới.
Một trong những công ty đã xuất khẩu được sản phẩm nông sản được chế biến sâu sau thu hoạch là công ty Công ty Cổ phần Nông nghiệp hữu cơ An Phú, với tổng diện tích 30.000 2 với trang thiết bị, máy móc hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu. Công ty có đầy đủ các chứng nhận, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO: 9001: 2015, HACCP, chứng nhận an toàn thực phẩm, đạt kết quả thử nghiệm của Eurofin, giám định thực phẩm COA. Các sản phẩm làm ra đạt chất lượng về màu sắc, hương vị thơm ngon là thực phẩm hữu cơ chất lượng hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa hoá chất, có giá trị dinh dưỡng cao. Sản phẩm của công ty này đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Lào, Nga, Hàn Quốc và đã được bạn bè quốc tế đón nhận sản phẩm rất thành công. Từ lợi thế đó, công ty đã chuyển dần sản phẩm vào tiêu thụ tại thị trường nội địa, từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đến các nhà phân phối, các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, những trang thương mại điện tử… với mục đích đưa các sản phẩm trái cây sấy trở thành món ăn vặt bổ dưỡng, tiện lợi, an toàn cho sức khỏe cho mọi người Việt Nam.

Chỉ tính riêng trong năm 2021, công ty đã xuất khẩu hơn 400 tấn sầu riêng cấp đông đi các thị trường, 400 tấn xoài sấy dẻo, hơn 500 tấn xoài cấp đông, nước cốt chanh dây đạt hơn 1400 tấn. Trong năm 2022, ngoài việc thu mua các mặt hàng thường xuyên như: sầu riêng, xoài, chuối, bơ..., công ty có kế hoạch thu mua hơn 2000 tấn chanh dây để chế biến xuất khẩu.
4
Khoai lang tím sấy
Mặc dù con số còn khiêm tốn so với tình hình sản xuất chung của cả tỉnh, nhưng hoạt động chế biến sâu sau thu hoạch đã tạo được nguồn cung khá ổn định và lâu dài từ các hộ nông dân, hợp tác xã trồng và kinh doanh các mặt hàng nông sản này, giúp phần nào giải quyết được “được mùa, mất giá” cũng như dần chấm dứt câu chuyện “giải cứu nông sản” trong những năm gần đây, từng bước nâng cao giá trị, tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm nông nghiệp, để thế giới có nhiều cơ hội tiêu thụ sản phẩm nông sản Đắk Lắk trong tương lai gần.

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,314.74 16,479.54 17,008.22
CAD 18,025.83 18,207.91 18,792.04
CNY 3,446.53 3,481.35 3,593.57
EUR 26,605.51 26,874.25 28,064.32
GBP 30,934.16 31,246.63 32,249.04
HKD 3,164.90 3,196.87 3,299.42
JPY 159.17 160.78 168.47
SGD 18,280.07 18,464.72 19,057.09
USD 25,131.00 25,161.00 25,461.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây