Thực hiện nâng cao Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước bám sát chủ đề cải cách hành chính của tỉnh năm 2022 là: “Tăng cường kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh thực hiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số”; thực hiện đồng bộ với Kế hoạch Cải cách hành chính Nhà nước của tỉnh và Kế hoạch của Sở Công Thương 2022. Sở Công Thương đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện:
*Tăng cường Công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC: Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Kế hoạch về cải cách hành chính đảm bảo chất lượng, hoàn thành các nhiệm đúng tiến độ và yêu cầu đặt ra; các nhiệm vụ cấp trên giao. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền CCHC bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức về CCHC. Chú trọng tuyên truyền tiếp nhận giải quyết TTHC cung ứng trực tuyến mức độ 3, 4 lĩnh vực công thương đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra công tác CCHC theo kế hoạch và kiểm tra tình hình theo dõi thi hành pháp luật, kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại và hạn chế.
Nâng cao chất lượng cải cách thể chế: Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc xây dựng; góp ý văn bản QPPL của tỉnh khi được lấy ý kiến. Chủ động tham mưu rà soát, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới đảm bảo đúng quy trình, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, địa phương và đơn vị có liên quan; nâng cao chất lượng công tác xây dựng các VBQPPL bảo đảm chính sách đồng bộ, kịp thời, cụ thể, đúng quy định phù hợp tình hình thực tiễn địa phương. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách đã được thông qua trong các văn bản QPPL của tỉnh đến công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị và đối tượng liên quan trực tiếp bằng nhiều hình thức. Đặc biệt là các văn bản QPPL do Sở Công Thương tham mưu, để nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người dân về tác động của các chính sách, quy định trong văn bản QPPL của tỉnh; đồng thời, để nắm rõ quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL.
Cải cách thủ tục hành chính: Rà soát, đánh giá toàn diện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở công thương và UBND cấp huyện tham mưu UBND tỉnh quyết định công bố chuẩn hóa Danh mục TTHC. Kịp thời tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục các thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Công Thương. Cập nhật, đăng tải đầy đủ chính xác các thủ tục hành chính lĩnh vực công thương, quy trình, thời gian, phí, lệ phí trong giải quyết TTHC lên Trang thông tin điện tử của Sở. Xây dựng chuẩn hóa Quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính trình UBND tỉnh công bố. Kiểm soát quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức theo quy trình đã được công khai trong giải quyết công việc. Đảm bảo 100% số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 1645/KH-SCT ngày 29/11/2021, về Đề án đổi mới trong giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương theo Kế hoạch số 7201/KH-UBND ngày 02/8/2021 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyế TTHC. Rà soát, thực hiện việc phân cấp giải quyết TTHC theo Đề án của Chính phủ và chỉ đạo của UBND tỉnh.
Cải cách tổ chức bộ máy: Ban hành Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở; Quyết định về Quy chế làm việc của Sở; Dự thảo Quyết định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh theo yêu cầu Quyết định số 30/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh, Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công Thương. Quản lý, sử dụng biên chế công chức, số lượng viên chức theo chỉ tiêu được UBND tỉnh giao. Đảm bảo tỷ lệ tinh giản biên chế theo quy định.
Cải cách chế độ công vụ: Tiếp tục triển khai đề án vị trí việc làm phù hợp với cơ cấu ngạch công chức, viên chức đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm, khung năng lực bảo đảm đúng người, đúng việc để nâng cao hiệu quả, chất lượng làm việc. Thực hiện công tác quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác, luân chuyển, công chức đáp ứng năng lực chuyên môn và yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Thực hiện đúng quy định về bổ nhiệm, tiêu chuẩn, số lượng các chức danh lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, đơn vị. Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2022 và các chương trình đào tạo khác được UBND tỉnh phê duyệt nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức đạt chuẩn theo quy định; thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng.
Thực hiện tốt Quy chế văn hóa công sở tại Sở Công Thương được ban hành kèm theo Quyết định số 143/QĐ-SCT ngày 27/9/2021, cải thiện phương pháp phục vụ người dân nhất là trong việc thực hiện các TTHC về thời gian cũng như nội dung tham mưu, từ đó nâng cao được sự hài lòng của người dân. Thực hiện quy trình đánh giá, phân loại CCVC theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với vị trí việc làm, thông qua công việc và sản phẩm cụ thể.
Cải cách tài chính công: Triển khai có hiệu quả Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan về quản lý, sử dụng ngân sách; phân bổ, quản lý ngân sách được cấp theo chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; thực hiện hiệu quả chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước. Thực hành tiết kiệm, hiệu quả các khoản chi tài chính, thực hiện tốt quy định về quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính và chống lãng phí tại cơ quan, đơn vị. Hàng năm, sửa đổi, bổ sung và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý sử dụng tài sản công nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí cơ quan, thực hiện quy chế dân chủ góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống công chức, viên chức từ nguồn tiết kiệm chi.
Hiện đại hóa hành chính: Tự kiểm tra, đánh giá hiện trạng Trang thông tin điện tử của Sở đảm bảo cung cấp thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ, quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang TTĐT của cơ quan nhà nước; Thông tư số 32/2017/TT-BTTT ngày 15/11/2017 của Bộ TT và Truyền thông, kịp thời đề xuất nâng cấp theo quy định.
* Cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS)
Chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ: Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin để người dân, tổ chức biết về việc tiếp nhận, giải quyết TTHC lĩnh vực công thương một cách dễ dàng, nhanh chóng tại Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh và trên Trang Thông tin điện tử của Sở, mở rộng các hình thức thông tin để người dân, tổ chức biết về cơ quan tiếp nhận, giải quyết TTHC. Bổ sung, nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu xử lý công việc liên quan giải quyết TTHC.
Chỉ số hài lòng về giải quyết TTHC: Niêm yết công khai, minh bạch TTHC tại vị trí thuận tiện, khoa học để người dân dễ tiếp cận, tìm hiểu; cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi của TTHC khi có quyết định công bố của UBND tỉnh. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền các hình thức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC. Nâng cao chất lượng hoạt động và vận hành hiệu quả Trang TTĐT của Sở, có giải pháp để hỗ trợ, giúp người dân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Nghiêm túc rà soát, kiến nghị đơn giản hóa những TTHC rườm rà, phức tạp, không phù hợp; hoặc đề xuất bổ sung loại giấy tờ cần thiết vào trong quy định, tránh tình trạng công chức giải quyết tự ý yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ khác ngoài quy định. Thực hiện đảm bảo đúng quy trình quy định trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông: về thành phần hồ sơ, mức phí/lệ phí và thời hạn giải quyết.
Chỉ số hài lòng về công chức tại Bộ phận Một cửa: Phối hợp Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh để kịp thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính về thái độ giao tiếp ứng xử, nội quy, giờ giấc làm việc đối với công chức của Sở được cử đến làm việc tại Trung tâm. Đồng thời theo dõi thái độ, tinh thần trách nhiệm và năng lực giải quyết công việc của công chức một cửa và công chức chuyên môn có liên quan, xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC. Chấp hành các quy định về hướng dẫn hồ sơ bằng Phiếu hướng dẫn, đề nghị bổ sung hồ sơ không quá 01 lần và bằng văn bản, đối với hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết phải có thông báo từ chối giải quyết hồ sơ, hồ sơ trễ hẹn phải có thông báo hẹn lại thời gian trả kết quả,… không để người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần.
Chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết TTHC: Thực hiện nghiêm quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; kiểm soát chặt chẽ quy trình giải quyết. Đẩy mạnh ứng dụng phần mềm một cửa điện tử dùng chung để nâng cao tính công khai, minh bạch và kiểm soát việc giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc việc công khai xin lỗi người dân, tổ chức khi giải quyết TTHC xảy ra sai sót, quá hạn đối với kết quả giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở. Triển khai đánh giá chất lượng giải quyết TTHC theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; Quyết định số 2443/QĐ- UBND ngày 03/10/2018 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến TTHC: Văn phòng Sở đầu mối tiếp nhận phản ánh kiến nghị liên quan đến TTHC phối hợp các phòng chuyên môn, đơn vị tham mưu xử lý phản hồi cho người dân, tổ chức và công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị theo quy định.