Hội thảo APEC về khắc phục các trở ngại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Thứ tư - 30/03/2022 02:46
Sáng ngày 29/3/2022, Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Công Thương đã tổ chức “Hội thảo APEC về khắc phục các trở ngại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Viết tắt là MSMEs)”
Hội thảo diễn ra trên môi trường vừa trực tuyến vừa trực tiếp tại Hà Nội với sự tham gia của các diễn giả có kinh nghiệm về mặt thực tiễn đến từ các doanh nghiệp thực hành, các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ từ Thái Lan, New Zealand, Chile, Việt Nam...
z3299740784137 2698622c21383c34bd44fc4621e888ab
Hội thảo APEC về khắc phục các trở ngại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Theo Bà Mai Thị Thuý – Phụ trách Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ đóng vai trò hết sức quan trọng trong mắt xích tiêu thụ toàn cầu, là động lực phát triển cho nền kinh tế Châu Á nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, vì vậy, việc khắc phục, xử lý các trở ngại khi các doanh nghiệp này tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm được chính phủ các nước và các tổ chức đặc biệt quan tâm.

Chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain) là chuỗi các giai đoạn trong sản xuất một sản phẩm hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng. Mỗi giai đoạn làm tăng giá trị và ít nhất hai giai đoạn ở các quốc gia khác nhau.Việc thúc đẩy các doanh nghiệp MSMEs tham gia vào chuỗi giá trị hàng hoá toàn cầu, nhằm nâng cao thu nhập, tạo ra sự phát triển bền vững cho các đối tượng này cần được tập trung mạnh mẽ. Các nước, trong đó có Việt Nam, hiện đã, đang và sẽ cam kết xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh, cởi mở, lành mạnh và minh bạch, không ngừng đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy vốn, tài chính nằm trong cam kết hợp tác phát triển chuỗi giá trị toàn cầu giai đoạn 2020-2025.

Theo các diễn giả quốc tế, các thách thức mà MSMEs (Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ) gặp phải khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là rất đa dạng, được chia thành nhiều mảng. Trong đó, bao gồm:
- Các MSMEs thiếu nhận thức về chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó dẫn tới việc thiếu và yếu khả năng tham gia vào chuỗi, thiếu sự nắm bắt đối với các yêu cầu kỹ thuật, chuyên môn...
- MSMEs thiếu và không có khả năng tiếp cận nguồn vốn, không thể mở rộng mạng lưới khách hàng, thiếu năng lực về marketing, các kỹ năng chuyên sâu về sản xuất, rào cản kỹ thuật, chuyển đổi số, ngân sách cho hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) còn thấp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ còn chưa được chú trọng đầu tư và phát triển, chi phí vận tải, logistics, kho bãi ngày càng cao...
- Thiếu lao động chất lượng cao để phát triển và cải thiện nguồn giống, cây trồng, vật nuôi, kiểm soát và xử lý bệnh dịch, côn trùng. Ngoài ra, tỷ lệ dân số già đi ngày càng cao, quy mô, tỷ trọng dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm sút nghiêm trọng. 
- Việc tiếp cận với các hệ thống tưới tiêu hạn chế do sự thay đổi khí hậu toàn cầu (hạn hán, mưa trái mùa, nhiệt độ tăng cao...), việc chậm đưa vào sử dụng máy móc hiện đại trong sản xuất cũng như công nghệ vì yếu tố trang trại nhỏ lẻ, thiếu sự tư vấn chuyên nghiệp gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi...
- Sự thay đổi về mặt nhận thức, quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, các yêu cầu của sản phẩm phải xanh, sạch; giá thành sản phẩm liên tục tăng cao do chi phí tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng, người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn qua các kênh thương mại điện tử...cũng tạo ra sự thích nghi, thay đổi của người sản xuất cũng như các doanh nghiệp sản xuất khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.


Ngoài ra, trong chuỗi giá trị toàn cầu, một số các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân lớn có sức mạnh lớn lao đối với thị trường đầu ra và đầu vào, từ đó làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong quá trình sản xuất cũng như tiếp cận thị trường. Các chính sách trợ giá, hỗ trợ vô điều kiện của chính phủ ở một số nước cũng là một trong các nguyên nhân và thách thức không nhỏ đối với việc sản xuất, kinh doanh của các đối tượng MSMEs.

Nguyên nhân cơ bản khác còn đến từ chính các sản phẩm nông nghiệp (dễ hỏng hóc, giảm giá trị, sự điều chỉnh về mặt thuế suất các bon...) cũng là một thách thức không nhỏ đối với ngành nông nghiệp nói chung.

Đứng trước các thử thách đồng thời là cơ hội nêu trên, Hội thảo APEC về khắc phục các trở ngại khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nhằm đưa ra các đề xuất, giải pháp, kinh nghiệm của một số quốc gia, doanh nghiệp nhằm ứng phó với các trở ngại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, biến các đề xuất chính sách thành hiện thực, từ đó, kết nối với người tiêu dùng trên toàn thế giới, giúp các MSMEs tiếp cận thị trường toàn cầu 1 cách gián tiếp và trực tiếp.

Từ đó, các chuyên gia đã đề xuất một số giải pháp như sau:
- Chính phủ, các tổ chức và MSMEs có liên quan tạo ra các kênh liên kết hiệu quả, kết nối về mặt sản xuất giữa các quốc gia, các khu vực về mặt cung ứng nguyên liệu thô, sản xuất thành phẩm xuất khẩu, tận dụng lợi thế đối với các nền kinh tế Châu Á.
- Tận dụng các mức thuế ưu đãi khi tham gia các hiệp định thương mại tự do toàn cầu, tạo ra tiềm năng phát triển kinh tế, tạo ra các mô hình kinh doanh mang tính chiến lược...
- Các MSMEs cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tuy nhiên, chính phủ các nước cần xem xét hỗ trợ, xây dựng tăng cường kiến thức, hỗ trợ về vốn lưu động, tài chính...để đáp ứng các yêu cầu về vốn, tài chính. Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, đẩy mạnh cải cách các dịch vụ hành chính một cửa.
- Tăng cường nhận thức và thúc đẩy nhận thức của người tiêu dùng trong việc chấp nhận chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm đáp ứng quy chuẩn.
- Các MSMEs cần đẩy mạnh việc tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng hoặc gia tăng giá trị nội địa để từ đó làm gia tăng giá trị thành phẩm, muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải gia tăng năng lực chế biến, sản xuất, nâng cấp các phương pháp quản lý...

Nhằm thông tin thêm, liên quan đến các chính sách, quy định thay đổi về môi trường, vào quý II năm 2022, Anh sẽ chính thức thông qua mục số 17: Các hàng hoá gây ra nguy cơ đối với rừng, thuộc Đạo luật về môi trường. Theo đó, một số sản phẩm của các nước xuất khẩu như: dầu cọ, ca cao, cao su, da và thịt bò, sản xuất gỗ, đậu nành, giấy...sẽ chịu sự điều chỉnh của luật này, tạo ra một số sự thay đổi về mặt tuân thủ. Châu Âu cũng đưa ra quy định đối với một số mặt hàng, sản phẩm không gây ra sự phá huỷ rừng...

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng QLTM

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,660.26 15,818.45 16,326.56
CAD 17,743.11 17,922.33 18,498.03
CNY 3,357.08 3,390.99 3,500.45
EUR 26,018.34 26,281.16 27,446.04
GBP 30,390.95 30,697.93 31,684.00
HKD 3,086.91 3,118.09 3,218.25
JPY 158.69 160.29 167.96
SGD 17,871.79 18,052.31 18,632.18
USD 24,580.00 24,610.00 24,950.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây