Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá cà phê chất lượng cao gắn với chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột.

Thứ ba - 19/10/2021 04:16
Đắk Lắk là tỉnh có nhiều lợi thế cho sản xuất cà phê. Hiện nay, ngành hàng cà phê tỉnh Đắk Lắk đã có một vị trị rất quan trọng trong ngành hàng cà phê cả nước và nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. 

Ở Việt Nam có 19 tỉnh sản xuất cà phê, tuy nhiên diện tích và sản lượng cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã chiếm gần 1/3 tổng diện tích và sản lượng cà phê toàn quốc, gấp nhiều lần mức bình quân của các tỉnh khác. Ngoài ra, hoạt động sản xuất cà phê tại Đắk Lắk đã tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 300.000 người trực tiếp sản xuất và gần 200.000 người có liên quan; cà phê là một trong những sản phẩm xuất khẩu và là nguồn thu ngân sách quan trọng của tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 14 tháng 10 năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định 806/QĐ - SHTT cấp đăng bạ quốc gia số 00004, công nhận bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho tỉnh Đắk Lắk.
Tại Việt Nam, tới thời điểm hiện tại, có 3 sản phẩm cà phê được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đó là: Cà phê Buôn Ma Thuột, Cà phê Sơn La và Cà phê Đắk Hà. Hiện nay, diện tích cà phê có chất lượng cao của tỉnh Đắk Lắk đạt khoảng 160.423,44 tấn, chiếm khoảng 28,77% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh. Các sản phẩm cà phê chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể liệt kê là cà phê có chứng nhận UTZ, 4C, Rainforest Alliance, Fairtrade, cà phê đặc sản, cà phê có chứng nhận hữu cơ hoặc sản xuất theo hướng hữu cơ nhưng chưa được chứng nhận.
2
Cà phê, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk
Cà phê Việt Nam chất lượng cao được đề cập trong Đề án phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2017. Mục tiêu của Đề án nhằm phát triển ngành cà phê sản xuất hàng hóa chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao trên cơ sở áp dụng đồng bộ giống mới, quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ sau thu hoạch tiên tiến gắn với cơ giới hóa, tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Bộ Công Thương đã và đang triển khai xây dựng “Chương trình tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với thương hiệu ngành, chỉ dẫn địa lý”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.
z2858021729816 4190773fc6a48b08b2ee9d5fa9a44511
Quảng bá cà phê tại nước ngoài
Với sản lượng trên 550 ngàn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu gần 450 triệu USD/năm, cà phê là một trong những sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Đắk Lắk . Tuy nhiên theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam: Về khối lượng, cà phê Việt Nam chiếm 20% thị phần, nhưng về giá trị chỉ được khoảng 2% thị phần cà phê thế giới. Điều này cho thấy Việt Nam đang nằm phân khúc thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị gia tăng cà phê. Vì vậy để nâng cao giá trị gia tăng của cà phê Việt Nam nói chung và cà phê Đắk Lắk nói riêng, trong thời gian tới phải đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá cho cà phê chất lượng cao gắn với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột; phải có các sản phẩm tốt, phải tăng cường giám sát, đảm bảo số lượng và chất lượng đầu vào, chú trọng từ những hoạt động đầu vào của quá trình sản xuất như trồng trọt, thu hái đến chế biến để cà phê có chất lượng cao và đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng, điều này cũng sẽ là yếu tố góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu của cà phê. Bên cạnh đó, đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và nông dân về những lợi ích từ việc trồng và sản xuất cà phê đúng quy trình, đạt chất lượng cao.
z2858024997949 30c19d1eca5b62f5843221d874db14ae
Tuần lễ văn hoá cà phê tại Hà Nội
Trong thời gian vừa qua, hoạt động tuyên tuyền, quảng bá và các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ phát triển thị trường cho sản phẩm cà phê nói chung đã và đang được đẩy mạnh, với sự hỗ trợ từ trung ương, các địa phương cùng với sự nỗ lực của ngành và doanh nghiệp. Khai thác lợi thế về điều kiện sản xuất, chất lượng nổi trội của sản phẩm cà phê gắn liền với chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐắkLắk cùng cộng đồng doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng đã nỗ lực triển khai nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm cà phê chất lượng cao như: Tổ chức các cuộc thi về chất lượng cà phê: Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam do Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức, thi pha chế cà phê tại các kỳ Lễ hội cà phê Buôn ma Thuột, thi nhà nông đua tài…, tạo động lực cho người trồng cà phê quan tâm đến việc nâng cao chất lượng; quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột thông qua các chương trình tham quan du lịch, hội nghị, hội thảo, du lịch nông nghiệp gắn với cà phê. Tham dự các Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, gặp gỡ các nước, các Hội chợ triển lãm quốc tế để quảng bá cà phê như ở Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Úc… ; cùng với các chương trình quảng bá cà phê gắn với các sự kiện văn hoá, du lịch và xúc tiến thương mại của ngành, địa phương như tổ chức tuần lễ văn hóa cà phê tại Hà Nội và thành phố Hồ chí Minh, Cần Thơ....
z2858027429627 5c457395ae3fa3825b36a7d56dfaf8d5
Cuộc thi "Đệ nhất pha chế cà phê"
Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được Thủ tướng Chính phủ công nhận mang tầm vóc lễ hội cấp Quốc gia, tổ chức định kỳ hai năm một lần nhằm mục tiêu quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, Lễ hội cũng là dịp để tôn vinh người trồng cà phê, chế biến và kinh doanh cà phê, động viên cộng đồng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, của Việt Nam nói chung. Lễ hội với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú đã góp phần xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Đắk Lắk. Ngoài ra còn đẩy mạnh quảng bá trên các kênh thông tin truyền hình, báo, đài, cùng với hỗ trợ doanh nghiệp truyền thông, quảng bá các sản phẩm cà phê chất lượng cao thông qua hội chợ, triển lãm, các sự kiện xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế.
z2858031640902 3a8524cd765c03dad8d7ce555490a6b8
Hoạt động đường phố trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
Đắk Lắk còn đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê; tăng cường kết nối giữa người sản xuất và những nhà rang xay, chế biến; khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, phát triển thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và thế giới thông qua chương trình xúc tiến thương mại; tổ chức các cuộc thi cà phê Việt Nam hàng năm với quy mô toàn quốc, từng bước mở rộng ra khu vực và thế giới, tạo sân chơi cho chuỗi giá trị cà phê chất lượng cao; tổ chức các cuộc hội thảo về cà phê cho người tiêu dùng nhằm kích cầu tiêu dùng, quảng bá sản phẩm để phát triển và khai thác triệt để thị trường tiêu thụ cà phê chất lương cao nội địa.

Ngoài ra phát triển cà phê gắn liền với du lịch, giúp các địa phương thúc đẩy phát triển các sản phẩm cà phê như quà lưu niệm và các loại đồ uống khác nhau để nâng cao giá trị trải nghiệm cho du khách; cây cà phê được trồng tại các tỉnh Tây Nguyên, đây chính là cơ sở tiền đề để phát triển mạnh sản phẩm du lịch cà phê với các sản phẩm đi kèm. Tài nguyên du lịch của Tây Nguyên vô cùng đa dạng phong phú cả về tự nhiên và văn hóa, hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên với hệ thống thác nước, sông suối, biển hồ, v.v... Hơn nữa, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào năm 2005, đây là một điểm sáng để khai thác trong việc phát triển loại hình du lịch cà phê tại vùng cao nguyên. Xây dựng thương hiệu cà phê gắn với chỉ dẫn địa lý sẽ giúp khai thác phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng, góp phần nâng cao chất lượng chung của cà phê Việt Nam và quảng bá ngành hàng cà phê Việt Nam ra thế giới.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công Thương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
JPY 160.50 162.12 169.87
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây