Chính sách khuyến công trong thời gian qua được triển khai thực hiện đồng bộ nghiêm túc, hoạt động khuyến công đã huy động được các nguồn lực tham gia đầu tư về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn; hỗ trợ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước diễn biến phức tạp của kinh tế và phòng chống dịch ở nhiều nước trên thế giới, tại Việt Nam, tình hình kinh tế đã có bước phục hồi nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhất là chi phí sản xuất tăng cao tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, tác động đến kinh tế - xã hội nói chung, hoạt động khuyến công nói riêng.
Bên cạnh đó công tác khuyến công ở các tỉnh, thành phố khu vực MTTN còn có những mặt hạn chế cần được khắc phục: Khu vực MTTN được coi là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng với tài nguyên biển miền Trung và lợi thế của vùng Tây Nguyên. Tuy vậy, việc xây dựng kế hoạch và chất lượng các đề án khuyến công của một số địa phương còn hạn chế, ít các đề án mang tính điển hình, quy mô lớn, có tình lan toả. Phần lớn các địa phương chưa xây dựng được các đề án điểm, lập theo ngành nghề sản xuất các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của vùng, địa phương; Việc triển khai các đề án khuyến công ở một số địa phương chưa thực sự bám sát cơ sở công nghiệp nông thôn dẫn đến có đề án phải điều chỉnh hoặc ngừng thực hiện, trong 7 tháng đầu năm 2022 tỷ lệ giải ngân các đề án còn thấp, toàn vùng chỉ đạt 29%; Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ về khuyến công được quan tâm bố trí nhưng ở một số còn chưa đồng bộ, hiện nay toàn vùng chỉ có 4 đơn vị trang bị phương tiện ô tô, gấy khó khăn trong triển khai nhiệm vụ trên các địa bàn rộng lớn, lực lượng cán bộ làm công tác khuyến công ở cấp huyện, xã còn rất hạn chế, việc cập nhật, nắm bắt các nội dung hoạt động khuyến công còn chưa đầy đủ, kịp thời; Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp của một số địa phương tuy đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng hiệu quả chưa cao, chưa phát huy đầy đủ năng lực triển khai của các đơn vị trong khu vực.
Ngoài ra để hoàn thành kế hoạch khuyến công trong những tháng cuối năm 2022 và chuẩn bị cho 03 năm còn lại của chương trình khuyến công giai đoạn 2021- 2025 thì các địa phương, đơn vị tập trung một số nội dung như sau: Cần tập trung bám sát nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Quyết định 1881/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng chỉnh phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; Chỉ thị số 04/CT-BCT ngay 29 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh các hoạt động khuyến công, tạo động lực mới cho phát triển CNNT giai đoạn 2021 -2025; Văn bản số 3384/BCT-CTĐP ngày 15 tháng 6 năm 2022 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các hoạt động khuyến công trên địa bàn. Đặc biệt, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó công tác khuyến công lần đầu tiên được cụ thể hoá nội dung về đổi mới theo hướng kết hợp giữa nhà nước với doanh nghệp, theo chuỗi ngành hàng, chuyền đổi số; Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khuyến công của địa phương, nghiên cứu nội dung hoạt động khuyến công để tiến tới sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Phải Ổn định, duy trì bộ máy tổ chức đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ khuyến công theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm nhiệm vụ cho đơn vị thực hiện. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác khuyến công. Xây dựng hệ thống cộng tác viên khuyến công cấp huyện, cấp xã nhằm giúp cơ sở CNNT thuận lợi trong tiếp cận chính sách khuyến công; Tập trung theo dõi, đôn đốc đơn vị thực hiện đẩy nhanh tiến độ đề án, phấn đấu hoàn thành 100% các đề án được giao, không có đề án phải ngừng thực hiện và hoàn trả lại ngân sách, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các đề án; Quan tâm, chỉ đạo, xây dựng các đề án khuyến công điểm để phát huy tiềm năng thế amnhj của địa phương, khu vực, Tập trung hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo nhóm đề án, nhóm sản phẩm, Sở Công Thương tham mưu UBND cấp tỉnh tiếp tục tăng cường bố trí ngân sách của địa phương cho các hoạt động khuyến công; Tăng cường trao đổi, chia sẻ, đồng thuận đểt húc đẩy liên kết tỉnh, liên kết vùng thông qua các hoạt động khuyến công nhằm không chỉ hỗ trợ phát triển sản xuất mà còn liên kết để tiêu thụ sản phẩm, vừa phát huy được thế mạnh của mỗi địa phương, đồng thời khai thác có hiệu quả nhất lợi thế của cả vùng; Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về cơ chế, chính sách và thực tế triển khai các hoạt động khuyến công bằng các hình thức đa dạng, chuyên sâu hơn để truyền tải hiệu quả tới các đối tượng liên quan.