Trung tâm Xúc tiến Thương mại: Thực hiện thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng tại đơn vị

Thứ ba - 03/09/2024 22:44
Trung tâm Xúc tiến Thương mại là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương, có nhiệm vụ tham mưu cho Sở Công Thương xây dựng và thực hiện: chính sách, kế hoạch, chương trình về lĩnh vực xúc tiến thương mại phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng năm, từng giai đoạn; đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài tỉnh nhằm khai thác, thực hiện các hoạt động về xúc tiến thương mại.
Trung tâm Xúc tiến Thương mại: Thực hiện thi hành pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng tại đơn vị
Thời gian qua, Cấp ủy và lãnh đạo Trung tâm thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về về phòng chống tham nhũng (PCTN), trọng tâm là Luật PCTN năm 2018; Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Kết luận số 10-KL/TW ngày 29/11/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X); Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Chỉ thị số 27- CT/TW ngày 10/01/2019 của Ban chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định một số điều về Luật PCTN và Nghị định 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2019/NĐ-CP; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; Công điện số 724/CĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 25/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thông tư số 03/2020/TT-BNV ngày 21/7/2020 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức.
Trung tâm luôn theo dõi và bám sát Kế hoạch triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Sở Công Thương. Từ đó ban hành kế hoạch thực hiện tại đơn vị. Tổ chức phổ biến tuyên truyền lồng ghép trong các cuộc họp, học tập nghị quyết, hội nghị viên chức và người lao động của đơn vị, các đợt hội nghị phổ biến pháp luật do Sở Công Thương tổ chức, qua hệ thống văn bản điện tử (iDesk). Ban Lãnh đạo Trung tâm, người đứng đầu các phòng tại Trung tâm luôn nêu cao tinh thần nêu gương, trách nhiệm trong công tác phòng chống tham nhũng cũng như triển khai kịp thời đầy đủ các văn bản thi hành pháp luật trong lĩnh vực PCTN. Luôn xác định công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về công tác PCTN là một trong những công tác trọng tâm của Trung tâm. Vì vậy, trong thời gian qua không xảy ra bất kì trường hợp nào vi phạm pháp luật trong lĩnh vực PCTN. Các quy trình và hướng dẫn áp dụng pháp luật về PCTN được thực hiện theo quy trình đồng bộ, giúp đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ Trung tâm. Mọi quyết định và hoạt động liên quan đến việc thi hành pháp luật về PCTN đều được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn và quy định thống nhất đã được ban hành trên cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban tại đơn vị nhằm đảm bảo các quy định và hướng dẫn được thực hiện một cách đồng bộ và không có sự mâu thuẫn trong quá trình triển khai. Đồng thời, Trung tâm cũng tích cực thu thập ý kiến phản hồi từ viên chức và người lao động cũng như giải quyết vướng mắc về việc trong quá trình áp dụng pháp luật và hướng dẫn thi hành pháp luật trong PCTN.
Thời gian tới Trung tâm tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các nội dung kiểm soát xung đột lợi ích; chú trọng phương thức, nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho viên chức, người lao động trong việc kiểm soát xung đột lợi ích. Thường xuyên rà soát, theo dõi việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của viên chức, người lao động nếu có dấu hiệu xung đột lợi ích thì kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật. Tăng cường kiểm soát xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn trong đơn vị; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ của người có chức vụ, quyền hạn theo hướng ngăn chặn, phát hiện, xử lý các tình huống xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ và các vụ việc giải quyết tình huống xung đột lợi ích không đúng quy định của pháp luật.
Đề cao vai trò của Thủ trưởng đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc kiểm soát xung đột lợi ích, nhằm đảm bảo tính minh bạch, liêm chính trong hoạt động của đơn vị thông qua các hoạt động: Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định nội bộ liên quan đến kiểm soát xung đột lợi ích, phù hợp với quy định của pháp luật và đặc thù của đơn vị cũng như bám sát kế hoạch chỉ đạo của Sở Công Thương. Đồng thời, giám sát và phổ biến rộng rãi đến toàn Trung tâm để viên chức, người lao động hiểu rõ và tuân thủ. Xây dựng một môi trường làm việc công bằng, minh bạch và khuyến khích báo cáo các trường hợp có dấu hiệu xung đột lợi ích nhằm ngăn ngừa các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích cá nhân. Đảm bảo tính công khai, dân chủ trong quản lý và đưa quyết định liên quan đến xung đột lợi ích được thực hiện một cách công khai, minh bạch, có sự tham gia và giám sát của các bên liên quan, từ đó củng cố niềm tin của viên chức, người lao động đối với hệ thống quản lý của Trung tâm.
Trung tâm tiếp tục thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị phát huy quyền làm chủ của viên chức, người lao động có quyền được biết, tham gia vào các hoạt động của cơ quan; được quyền giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan, đơn vị; kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng của cơ quan, đơn vị; kinh phí hoạt động hàng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hàng năm của cơ quan, đơn vị; tài sản, trang thiết bị của cơ quan, đơn vị; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm; đi công tác nước ngoài, giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại viên chức; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với viên chức; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan; các nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; kết quả tiếp thu ý kiến của viên chức về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra lấy ý kiến viên chức quy định tại Điều 9 của Nghị định; văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến công việc của cơ quan; Lãnh đạo Trung tâm đã phối hợp với Công đoàn cơ sở ký quy chế phối hợp và đã phát động phong trào thi đua đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; không quan liêu thiếu trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Trung tâm nghiêm túc thực hiện công khai kết quả nâng bậc lương trước hạn, nâng lương thường xuyên, phụ cấp thâm niên vượt khung hàng năm và công khai kết quả xét duyệt thi đua, khen thưởng, đánh giá chất lượng công tác hàng tháng, các khoản chi tiêu, kế hoạch mua sắm, sửa chữa qua các hình thức khác nhau đảm bảo công khai, minh bạch như niêm yết văn bản tại trụ sở, trên trang thông tin điện tử, thông qua các cuộc họp giao ban, hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị viên chức, người lao động theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập để viên chức được biết, tham gia ý kiến và triển khai thực hiện; Thường xuyên tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm để giao nhiệm vụ, bàn giải pháp thực hiện nhiệm vụ của cơ quan. Lắng nghe ý kiến của viên chức và người lao động trong cơ quan, trao đổi có hiệu quả, tích cực thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; kịp thời thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan theo quy định. Thực hiện tốt kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy chế văn hóa công sở, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công...Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng công khai minh bạch, đơn giản, thuận tiện và rút ngắn thời gian giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân, cụ thể: triển khai xử lý văn bản tại Trung tâm trên phần mềm quản lý văn bản (iDesk); Thực hiện xử lý công việc trên phần mềm chữ ký số; Thực hiện ban hành lịch tiếp công dân theo tháng và làm tốt công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy chế đã ban hành; Công đoàn cơ sở đã phát huy vai trò, vị trí của tổ chức mình, góp phần tham gia vào việc thực hiện chế độ, chính sách, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn trong cơ quan, tạo ra bầu không khí dân chủ, tin tưởng, động viên viên chức và người lao động nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Tổ chức thăm hỏi kịp thời đoàn viên ốm đau, hiếu hỷ, kỷ niệm các ngày lễ lớn như ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; ngày Quốc khánh 2/9; ngày Ngày Quốc tế Lao động 30/4; 1/5; ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7…

 

Tác giả: Tin: Mai Thanh - TTXTTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây