Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn thương mại Việt Nam-EU 2022 với chủ đề: Việt Nam – EU hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng bền vững

Thứ ba - 04/10/2022 04:22
Chiều ngày 29/9/2022, Bộ Công Thương phối hợp với Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam và hiệp hội EuroCham tổ chức diễn đàn thương mại Việt Nam – EU 2022 với chủ đề hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng đa dạng bền vững. 
z3772715684511 eb4a9d1faeb58c7ca511743ccab2aad1
Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên; Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam Giorgio Aliberti; Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam Alain Cany.
Diễn đàn tập trung thảo luận, đánh giá những chuyển biến sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA, nhận định những yếu tố thuận lợi và thách thức đặt ra trong thời gian tới, cảnh báo nguy cơ và các vấn đề phát sinh đối với xuất khẩu hàng hóa và các hoạt động giao dịch thương mại, đồng thời khuyến nghị nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời cho doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thông báo các kết quả đạt được qua hơn 2 năm thực hiện hiệp định thương mại tự do EVFTA, cụ thể: về thương mại, hiện nay, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, đối tác nhập khẩu lớn thứ 5. Từ tháng 8/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 61,4 tỉ đô la mỹ, tăng 11,9% so với năm đầu thực hiện hiệp định. Hiệp định đã tạo ra cơ hội tiếp cận hàng hoá, ghi nhận tăng trưởng tốt và chuyển dịch tích cực, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có sự đa dạng hoá, kim ngạch nhiều mặt hàng nông lâm thuỷ sản tăng ở mức rất cao, trong đó, mặt hàng cà phê tăng 54,4%. 
Diễn đàn khẳng định, EVFTA là ưu thế lớn đối với Việt Nam, đây là cơ hội mở rộng và đa dạng hoá thị trường, hỗ trợ đổi mới cơ cấu kinh tế cải thiện môi trường kinh doanh, tận dụng các lĩnh vực ưu tiên mới, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, phù hợp với các định hướng chiến lược phát triển mới của cả hai bên.
 Việt Nam đang nỗ lực theo đuổi lộ trình tăng trưởng xanh, hướng đến phát triển bền vững của Quốc gia bao gồm cả vấn đề sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi công nghệ cao. Qua đó, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và môi trường của EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bền vững, cùng có lợi với EU.
Đối với các thách thức đặt ra, chuyên gia từ EuroCharm cho rằng, thách thức cũng như các nhiệm vụ của Việt Nam là sớm đưa các quy chuẩn, quy định quốc tế thể hiện trong các hiệp định vào hệ thống luật Việt, các quy định, thể chế cần phải được đơn giản hoá hơn nữa. Đẩy mạnh việc phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, nỗ lực hơn nữa để cán cân thương mại giữa hai khu vực được cân bằng, khi đó, nền kinh tế của Việt Nam mới khoẻ mạnh, các rủi ro phát sinh khi hai bên tham gia hiệp định cần được chia sẻ, hỗ trợ. 
Ngoài ra, việc phát huy sức mạnh và xây dựng năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh đa dạng hoá thị trường là rất cần thiết, phía EU sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực, khả năng thích ứng, tuân thủ theo các quy định của hiệp định đề ra. 
Theo Tổng cục Hải quan, sau 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp đã dần thích nghi, tận dụng tốt các cơ hội do hiệp định mang lại, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai khu vực có tính bổ sung, không mang tính cạnh tranh nên đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều ngành hàng đã gia tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt khoảng 83 tỉ USD với mức tăng trưởng xấp xỉ 15%. 
Theo các chuyên gia, cần thực hiện chu đáo công tác chuẩn bị để cho doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng hoá được vào Châu Âu, trong đó bao gồm việc đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất, môi trường lao động, quy hoạch vùng trồng, bán lẻ, hoạt động truy xuất nguồn gốc, sự đồng thuận và chia sẻ quyền lợi với người sản xuất, nông dân. 
Việc chia sẻ quyền lợi với bà con nông dân, khi doanh nghiệp bán được giá cao thì sẽ mua với giá cao hơn thị trường, cần thực hiện các cam kết về số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử, sản xuất không gây ra rác thải, các thay đổi về quy trình xuất nhập khẩu cũng như chiến lược hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai khi khu vực EU áp dụng việc mua bán chứng chỉ carbon (CBAM) nhằm giảm thiểu tác hại của khí thải nhà kính lên môi trường...
Trong thời gian qua, Bộ Công Thương thường xuyên phối hợp với EU nhằm thảo luận để xử lí các vấn đề khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, tập trung đổi mới phương thức tuyên truyền tập trung vào từng lĩnh vực, ngành nghề, mặt hàng.     Ngoài ra, Bộ khuyến nghị các tỉnh thành cần định hướng các chính sách, quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng hành cùng doanh nghiệp trong xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp để nhanh chóng thích nghi và phát triển theo lộ trình xanh và bền vững; tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, nắm bắt cơ hội tiếp cận thị trường, xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU.

Nguồn tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,148.18 16,311.29 16,834.62
CAD 18,018.42 18,200.42 18,784.35
CNY 3,430.65 3,465.30 3,577.02
EUR 26,482.03 26,749.52 27,934.14
GBP 30,979.30 31,292.23 32,296.19
HKD 3,161.16 3,193.09 3,295.54
JPY 157.89 159.49 167.11
SGD 18,186.80 18,370.51 18,959.90
USD 25,114.00 25,144.00 25,454.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây