Luật quản lý ngoại thương năm 2017

Thứ ba - 10/04/2018 21:37
Ngày 22-06-2017 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 02/2017/L- CTN về việc công bố Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngáy 12- 6 -2018. Chính thức có hiệu lực từ ngày 1- 01-2018, gồm 8 Chương, 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương.
Trong bối cảnh Hội nhập quốc tế, quá trình gia nhập WTO, việc xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật vừa phải đảm bảo đồng thời hai mục tiêu là xây dựng một bước thể chế kinh tế thị trường vừa đảm bảo phù hợp với các nguyên tắc và quy định của pháp luật quốc tế làm phát sinh những hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành. Sau 10 năm triển khai thực thi, hàng loạt các quy định của pháp luật về thương mại đã không còn mang tính thời sự thậm chí chưa cập nhật so với hiện thực và xu hướng của thương mại quốc tế, cụ thể: Xu hướng thương mại đa phương đang đi tới một điểm quan trọng là mở rộng hơn nữa hay chững lại của các quan hệ thương mại đa phương mang tính chất toàn cầu; sự phát triển nhanh chóng của các Hiệp định thương mại song phương, theo đó, việc Việt Nam cam kết mở cửa hơn nữa thị trường cho một số đối tác cũng dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cơ cấu xuất nhập khẩu, chính sách thương mại cũng như trong công tác quản lý nhà nước so với những gì đã thực hiện trong khuôn khổ WTO; Sự bắt đầu chủ động của Việt Nam trong tích cực tham gia các công ước quốc tế liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế; Các nước tăng cường sử dụng các biện pháp, rào cản phi thuế quan được phép và ngày càng tinh vi để bảo hộ sản xuất trong nước, xu hướng bảo hộ thương mại của các đối tác thương mại chính của Việt Nam không có dấu hiệu suy giảm mà còn gia tăng nhanh chóng.
            Bộ Công Thương là cơ quan chủ yếu chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ trong việc điều hành chính sách ngoại thương, tuy nhiên việc một số Bộ, ngành ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc xuất nhập khẩu các mặt hàng do mình quản lý tạo nên sự hỗn loạn trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Việc này dẫn đến nhiều bất cập rõ ràng trong công tác quản lý nhà nước nói chung về ngoại thương, Bộ Công Thương không thể chủ động can thiệp trực tiếp vào chiến lược, biện pháp quản lý xuất khẩu, nhập khẩu đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của các Bộ, ngành khác. Tình trạng đó gây ra những bất cập trong công tác quản lý nhà nước và gây khó khăn cho các doanh nghiệp, cụ thể là không đảm bảo tính minh bạch, tính thống nhất, đồng bộ và ổn định của chính sách.
           Từ những hạn chế, bất cập và khó khăn trong thực trạng quản lý nhà nước trong việc sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại thương cho thấy cần thiết phải có một giải pháp tổng thể trong quản lý ngoại thương  Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành một hệ thống pháp luật về ngoại thương hoàn chỉnh, tạo thuận lợi, minh bạch cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, thiết lập các nguyên tắc, cơ chế phối hợp đồng thời có phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước là cần thiết, phù hợp với thực tế, đòi hỏi khách quan của bản thân nền kinh tế. Giải pháp để giải quyết tất cả các vấn đề nêu trên là cần phải pháp đưa ra một đạo luật: Luật Quản lý ngoại thương. Thống nhất điều chỉnh các nội dung cơ bản trong ngoại thương đảm bảo tính ổn định, minh bạch, cho phép tạo biện pháp và sử dụng biện pháp chính sách một cách có hiệu quả.
            Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực là cơ sở để chúng ta hiểu rõ vấn đề pháp lý một cách đầy đủ và thông suốt, nắm bất chắc chắn về hiệu lực của Luật Quản lý ngoại thương được áp dụng; đảm bảo tính chuẩn xác của Luật và chúng ta không còn tốn kém thời gian để tập hợp các loại văn bản quy phạm pháp luật từ nhiều nguồn khác nhau  như trước đây để thực hiện.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây