Hiệp định VIFTA sẽ có hiệu lực từ năm 2024

Thứ tư - 11/10/2023 05:05
Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Israel đã kết thúc đàm phán từ ngày 2/4/2023 sau hơn 7 năm với 12 phiên đàm phán và được chính thức ký kết vào ngày 25/7/2023. Hiệp định dự kiến có hiệu lực vào đầu năm 2024. Hiệp định gồm Lời mở đầu, 15 Chương và một số phụ lục đính kèm các chương với các nội dung cơ bản như thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm chính phủ, pháp lý – thể chế. Mức độ cam kết trong tất cả các lĩnh vực, về cơ bản, đều không vượt quá các FTA Việt Nam đang tham gia.
12
12
Về thương mại hàng hóa, I-xra-en cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 66,3% số dòng thuế và sau một khoảng thời gian nhất định (với lộ trình 3-5-7-10 năm) đối với 26,4% số dòng thuế. Như vậy, tỷ lệ tự do hoá tổng thể đến cuối lộ trình cam kết của I-xra-en là 92,7% số dòng thuế. Xét riêng các mặt hàng nông lâm thủy sản, hầu hết các mặt hàng ta có kim ngạch xuất khẩu sang I-xra-en đều được bạn đưa ra ưu đãi về thuế (chỉ 6 dòng thuế có kim ngạch xuất khẩu bạn không cam kết cắt giảm, chiếm 0,15% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang I-xra-en); các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn sang I-xra-en (trên 1 triệu USD) đều được bạn cam kết xóa bỏ với lộ trình tối đa 10 năm. Một số mặt hàng nông sản (như trứng gà, thịt, khoai tây, cà rốt, súp lơ, nấm, mật ong, cá ngừ…) được I-xra-en dành hạn ngạch thuế quan với thuế suất trong hạn ngạch là 0%.
2023 07 26 vn israel vifta h84

Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 34,66% số dòng thuế, và sau lộ trình 3-5-7-10 năm đối với 51,16% số dòng thuế. Tỷ lệ tự do hoá tổng thể đến cuối lộ trình cam kết của Việt Nam là 85,8% số dòng thuế (khoảng cách so với bản chào của I-xra-en là 6,9%). Đối với những mặt hàng nhạy cảm như thịt, thủy sản, rau quả (tươi và chế biến), thực phẩm chế biến, đồ uống có cồn, dầu thô, vật liệu xây dựng, linh kiên phụ tùng, xe cơ giới… (gồm 1345 dòng thuế, tương đương gần 14% số dòng thuế và 1,34% kim ngạch nhập khẩu từ I-xra-en), Việt Nam không cam kết cắt giảm thuế trong khuôn khổ Hiệp định.
Đối với chương dịch vụ và đầu tư, hiệp định VIFTA bao gồm các cam kết cơ bản giống các Hiệp định khác mà Việt Nam là thành viên, bao gồm: đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, phạm vi áp dung, công nhận lẫn nhau, các biện pháp không tương thích, hạn chế bảo vệ cán cân thanh toán; từ chối lợi ích; các ngoại lệ; khuyến khích; tự do hóa; và bảo hộ đầu tư v.v.
Về mở cửa thị trường thương mại dịch vụ – đầu tư, Việt Nam mở cửa thêm cho I-xra-en một số lĩnh vực bạn quan tâm như bán lẻ, cho thuê máy móc không kèm người điều khiển, dịch vụ quảng cáo nhưng không đi quá mức đã cam kết theo các FTA hiện hành.
Về lĩnh vực Mua sắm Chính phủ, Việt Nam chỉ cam kết các nội dung mang tính hợp tác, trao đổi, chia sẻ thông tin, và không đưa ra cam kết cụ thể về mở cửa thị trường mua sắm công.
Các nội dung liên quan đến pháp lý – thể chế đều được hai bên thống nhất hướng xử lý không ảnh hưởng tới tính chất, đặc thù của mỗi bên về chế độ chính trị và an ninh – quốc phòng. Các lĩnh vực cam kết còn lại trong VIFTA đều không cao hơn các FTA mà Việt Nam đang tham gia.

 

Tác giả: Tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - Phòng Quản lý thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây