Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2018

Thứ năm - 16/08/2018 04:06
Trong tháng 7/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 41,27 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và tăng 6,1% so với tháng 6 năm 2018. Cụ thể trong tháng 7 này, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 20,32 tỷ USD, tăng 2,4%. Trong khi đó, nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 20,95 tỷ USD, tăng 10% so với tháng trước. Đây là tháng thứ hai trong năm ghi nhận trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đều vượt 20 tỷ USD (sau tháng 01/2018).
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 7 tháng/2018 đạt 266,17 tỷ USD, tăng 13,5% (tương ứng tăng 31,74 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và cao hơn mức kim ngạch của cả năm 2013 (264,07 tỷ USD). Cả xuất khẩu và nhập khẩu trong 7 tháng/2018 đều giữ được nhịp tăng cao so với cùng kỳ năm 2017. Trị giá xuất khẩu đạt 134,51 tỷ USDtăng 16% và nhập khẩu là 131,66 tỷ USD, tăng 11,1%.
Với sự tăng mạnh của nhập khẩu trong 3 tháng trở lại đây, cán cân thương mại hàng hóa đang trong trạng thái thặng dư từ tháng 01/2018 đến tháng 4/2018 đã đảo chiều sang thâm hụt trong tháng 5/2018 và tháng 7/2018 (cán cân thương mại trong tháng 7 thâm hụt 635 triệu USD) . Tuy nhiên tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2018, cán cân thương mại hàng hóa vẫn ở trạng thái  xuất siêu 2,85 tỷ USD, diễn biến ngược lại với mức thâm hụt 2,61 tỷ USD của 7 tháng/2017.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 7 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2018
t7

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 7/2018 đạt 27,16 tỷ USD, tăng 10,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 7 tháng/2018 đạt 172 tỷ USD, tăng 13,3%, tương ứng tăng 20,24 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 14,2 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu của khối này trong 7 tháng/2018 lên 94,2 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2018 đạt 12,96 tỷ USD, tăng 18,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 7 tháng/2018 đạt 77,81 tỷ USD, tăng 10,4% so với 7 tháng/2017.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 7/2018 có mức thặng dư trị giá 1,24 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 7 tháng từ đầu năm 2018 lên mức thặng dư trị giá 16,39 tỷ USD.
* Hàng hóa xuất khẩu
Trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước trong tháng đạt 20,32 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước, tương ứng tăng 475triệu USD về số tuyệt đối. Trong tháng, kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do tăng xuất khẩu 4 nhóm hàng điện thoại các loại & linh kiện tăng 542 triệu USD, hàng dệt may tăng 126 triệu USD, sắt thép các loại tăng 80 triệu USD, dầu thô tăng 61 triệu USD.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng chủ lực suy giảm như  máy ảnh máy quay phim & linh kiện giảm 88 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng giảm 54 triệu USD, gạo giảm 59,2 triệu USD, xăng dầu các loại giảm 55,7 triệu USD, cà phê giảm 47 triệu USD.
Biểu đồ 2: 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất 7 tháng/2018 theo loại hình doanh nghiệp
 t7 2

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính:
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 3,86 tỷ USD, tăng 16,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2018, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này đạt 26,48 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng thời gian năm trước.
Trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường: EU (28 nước): 7,79 tỷ USD, tăng 16,5%; Trung Quốc: 2,86 tỷ tăng 3,5 lần; Hoa Kỳ: 2,74 tỷ USD, tăng 22,4%; Hàn Quốc: 2,63 tỷ USD, tăng 29,4%; Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất: 2,45 tỷ USD, tăng 9,4%...
Hàng dệt may: xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,87 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2018 đạt 16,52 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 7,69 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng thời một năm trước đó và chiếm 46,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường thị trường EU đạt trị giá 2,32 tỷ USD, tăng 11,9%; thị trường Nhật Bản đạt trị giá 2,05 tỷ USD, tăng 24,2%; thị trường Hàn Quốc đạt trị giá 1,57 tỷ USD, tăng 25,1%. so với một năm trước đó;..
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng 7 đạt 2,5 tỷ USD, tăng nhẹ 0,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm đạt 15,94 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng/2018, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc dẫn đầu với trị giá đạt 4,33 tỷ USD, tăng 28,4%; xuất khẩu sang EU (28 nước) đạt gần 3 tỷ USD, tăng 19,9%; sang Hàn Quốc đạt trị giá 1,55 tỷ USD, tăng 56,8%; sang Hoa Kỳ đạt trị giá 1,54 tỷ USD giảm 8,5% so với cùng thời gian năm trước…
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2018 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 9,21 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 7 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,65 tỷ USD, tăng 16,4%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 1,23 tỷ USD, tăng 27,9%; Ấn Độ với 1,24 tỷ USD, tăng gấp 6,9 lần; Nhật Bản với 1,03 tỷ USD tăng 5,4% so với cùng thời gian năm 2017...
Giày dép các loại: xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 7/2018 đạt 1,44 tỷ USD, giảm 1,4% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu giày dép của cả nước trong 7 tháng/2018 đạt 9,13 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nhóm hàng này sang các thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 3,28 tỷ USD, tăng 13,5%; sang EU (28 nước) đạt trị giá 2,69 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2%; sang thị trường Trung Quốc đạt trị giá 812 triệu USD, tăng 30,7% so với cùng thời gian năm 2017…
Gỗ và sản phẩm gỗ: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2018 đạt trị giá 730 triệu USD, giảm 2,6% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7 trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 4,86 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Gỗ và sản phẩm gỗ trong 7 tháng/2018 được xuất khẩu chủ yếu đến các thị trường Hoa Kỳ với trị giá 2,03 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc với 631 triệu USD, tăng 1,6%; sang Nhật Bản với 620 triệu USD, tăng 6,1%; …
Hàng thủy sản: trị giá xuất khẩu trong tháng là 765 triệu USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm nay đạt 4,73 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng thời gian năm trước.
Hàng thủy sản trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018 chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường: EU (28 nước) với 835 triệu USD, tăng 15,8%; Hoa Kỳ: 793 triệu USD; tăng 0,8%; Nhật Bản: 734 triệu USD, tăng 4,5%; Trung Quốc: 556 triệu USD, tăng 2,8% … so với một năm trước đó.
Phương tiện vận tải và phụ tùng: xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 627 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng/2018 đạt 4,66 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam trong 7 tháng đầu năm gồm: Nhật Bản với trị giá đạt 1,37 tỷ USD, tăng 14,6%; sang Hoa Kỳ đạt 734 triệu USD, tăng 12%; sang Singapore đạt trị giá 258 triệu USD, tăng 84,2% so với cùng thời gian năm trước…
Sắt thép các loại: lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong tháng 7 đạt 598 nghìn tấn, với trị giá đạt 430 triệu USD, tăng 32,1% về lượng và tăng 22,9% về trị giá. Qua đó đưa lượng xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2018 đạt 3,41 triệu tấn, trị giá 2,53 tỷ USD, tăng 40,6% về lượng và tăng 56,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Sắt thép các loại 7 tháng đầu năm nay chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Campuchia là 718 nghìn tấn, tăng 49,1%; Hoa Kỳ: 533 nghìn tấn, tăng 73,6%; In-đô-nê-xi-a: 373 nghìn tấn, tăng 22,3%; Ma-lai-xi-a: 392 nghìn tấn, tăng 88,5%; EU (28 nước): 374 nghìn tấn, tăng 96,2% so với cùng kỳ năm trước.
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiệntrị giá xuất khẩu trong tháng là 292 triệu USD, giảm 23,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm nay đạt 2,36 tỷ USD, tăng 34,9% so với cùng thời gian năm trước.
Tính đến tháng 7 năm 2018, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường:  Trung Quốc với 1,06 tỷ USD, tăng 16,3%; Hồng  Kông: 646 triệu USD; tăng 34,2%; Hàn Quốc: 213 triệu USD, tăng gấp 3,5 lần so với một năm trước đó…
* Hàng hóa nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2018 đạt 20,95 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 1,9 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó, các mặt hàng tăng mạnh so với tháng trước là điện thoại các loại & linh kiện tăng 528 triệu USD, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 219 triệu USD, máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng tăng 142 triệu USD, ô tô nguyên chiếc tăng 52 triệu USD. Bên cạnh đó, trong tháng một số nhóm hàng nhập khẩu bị giảm mạnh như xăng dầu các loại giảm 400 triệu USD, thức ăn gia súc giảm 140 triệu USD.
Nhập khẩu hàng hóa trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018 tiếp tục tăng 11,1% với 45/54 nhóm hàng tăng so với cùng kỳ năm 2017. Số nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD là 27/54 nhóm hàng; trong đó, tăng mạnh nhất là các nhóm hàng: than các loại tăng 71,6%; phế liệu sắt thép tăng 56,9%; kim loại thường tăng 35,6%; xơ, sợi dệt tăng 33%; bông tăng 32,7%; xăng dầu tăng 31,6%... so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất 7 tháng/2018 theo loại hình doanh nghiệp
t7 3
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính:
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiệnnhóm hàng có trị giá nhập khẩu lớn nhất trong 7 tháng/2018.
Trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong tháng 7/2018 đạt 3,38 tỷ USD, tăng 6,9% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong 7 tháng/2018 đạt 23,15 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước.
Các thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện lớn nhất sang Việt Nam là: Hàn Quốc với 9,79 tỷ USD, tăng 18,4%; Trung Quốc với 3,95 tỷ USD, tăng 3,4%; Nhật Bản với 2,12 tỷ USD, tăng 30,5%...
Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2018 đạt 2,94 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2018, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 18,87 tỷ USD, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác trong 7 tháng từ đầu năm 2018 chủ yếu được nhập từ Trung Quốc với 6,51 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng thời gian năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc với 3,69 tỷ USD, giảm 37%; nhập khẩu  từ Nhật Bản đạt 2,52 tỷ USD, giảm nhẹ 0,2% …
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 60,3% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2018 trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 7,39 tỷ USD giảm nhẹ 0,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Điện thoại các loại và linh kiện trong 7 tháng/2018 chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc với 4,33 tỷ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 2,58 tỷ USD, giảm 6,8%; …
Vải các loại: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7 đạt 1,13 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng từ đầu năm 2018 đạt 7,39 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Vải nhập khẩu của Việt Nam trong 7 tháng/2018 chủ yếu từ thị trường Trung Quốc với 4,05 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng thời gian năm trước; Hàn Quốc với 1,3 tỷ USD, tăng 9%; từ Đài Loan với 932 triệu USD, tăng 3%; Nhật Bản với 433 triệu USD tăng 16,1% …
Sắt thép các loại: trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này là 1,18 triệu tấn, trị giá đạt 879 triệu USD, giảm 2,6% về lượng và nhưng tăng nhẹ 0,1% về trị giá. Trong 7 tháng/2018, lượng nhập khẩu sắt thép các loại đạt 8,05 triệu tấn, trị giá 5,8 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 7 tháng/2018, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với gần 3,88 triệu tấn, trị giá hơn 2,77 tỷ USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 10,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ 2 là Nhật Bản với 1,29 triệu tấn, trị giá 909 triệu USD, giảm 1% về lượng, nhưng tăng 15,6% về trị giá…
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 7/2018 đạt hơn 820 nghìn tấn, trị giá 558 triệu USD, giảm mạnh 41,7% về lượng và giảm 41,8% về trị giá so với tháng trước, đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 7 tháng/2018 đạt 7,8 triệu tấn, trị giá 5,2 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại được nhập khẩu về Việt Nam trong 7 tháng/2018 chủ yếu có xuất xứ từ Malaixia với 2,2 triệu tấn, tăng 50,5%; từ Hàn Quốc với 1,97 triệu tấn, tăng 11,6%  so với 7 tháng/2017. Đặc biệt, xăng dầu các loại nhập khẩu từ Singapore trong 7 tháng qua lại giảm mạnh, chỉ nhập 1,81 triệu tấn, giảm tới 40,5% so với cùng kỳ năm trước.
Chất dẻo nguyên liệu: nhập khẩu trong tháng 7 của nhóm hàng này đạt 432 nghìn tấn, trị giá 720 triệu USD, giảm 4,3% về lượng và giảm 3,4% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 7/2018, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt 3,09 triệu tấn, trị giá 5,04 tỷ USD, tăng 8,4% về lượng và tăng 18% về trị giá so cùng kỳ năm 2017.
Chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm chủ yếu có xuất xứ từ thị trường Hàn Quốc với 535 nghìn tấn, trị giá 925 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và 11,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước; từ Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất với 578 nghìn tấn, trị giá 740 triệu USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 16,8% về trị giá; từ Đài Loan với 426 nghìn tấn, trị giá đạt 707 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 18,6% về trị giá….
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày: nhập khẩu trong tháng đạt trị giá 502 triệu USD, tăng 2,1% so với tháng trước, qua đó đưa trị giá nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt 3,32 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 7 tháng từ đầu năm 2018, doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,24 tỷ USD, tăng 3,9%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 456 triệu USD, giảm 1,6%; xuất xứ Đài Loan với 266 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Sản phẩm từ chất dẻonhập khẩu trong tháng có trị giá 496 triệu USD, tăng 4,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 7 tháng đầu năm đạt 3,28 tỷ USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 1,16 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng thời gian năm trước; xuất xứ từ Hàn Quốc với 975 triệu USD, tăng 9,1%; xuất xứ từ Nhật Bản với 480 triệu USD, tăng 6,9%...
Hóa chất: nhập khẩu mặt hàng này trong tháng có trị giá 443 triệu USD, tăng 3,7% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu nhóm hàng này 7 tháng/2018 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu hóa chất trong 7 tháng tính từ đầu năm 2018 chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với 906 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2017; xuất xứ từ Đài Loan với 378 triệu USD, tăng 35,5%; xuất xứ từ Hàn Quốc với 245 triệu USD, tăng 27,7%...
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 7 VÀ 7 THÁNG NĂM 2018
Stt Chỉ tiêu Số sơ bộ
(A) (B) (C)
I Xuất khẩu hàng hoá (XK)  
1 I.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 7/2018 (Triệu USD) 20.320
2 I.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 6/2018 (%) 2,4
3 I.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 7/2017 (%) 14,8
4 I.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng/2018 (Triệu USD) 134.511
5 I.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu 7 tháng/2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) 16,0
II Nhập khẩu hàng hoá (NK)  
6 II.1 Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2018 (Triệu USD) 20.955
7 II.2 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 6/2018 (%) 10,0
8 II.3 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 7/2017 (%) 20,2
9 II.4 Tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2018 (Triệu USD) 131.657
10 II.5 Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu 7 tháng/2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) 11,1
III Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)  
11 III.1 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 7/2018 (Triệu USD) 41.275
12 III.2 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 6/2018 (%) 6,1
13 III.3 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng 7/2018 so với tháng 7/2017 (%) 17,5
14 III.4 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng/2018 (Triệu USD) 266.168
15 III.5 Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng/2018 so với cùng kỳ năm 2017 (%) 13,5
IV Cán cân Thương mại hàng hoá (XK-NK)  
16 IV.1 Cán cân thương mại tháng 6/2018 (Triệu USD) -635
17 IV.2 Cán cân thương mại 7 tháng/2018 (Triệu USD) 2.854

Tác giả: Hoài Phương - TTKC

Nguồn tin: Nguồn số liệu: Hải quan Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,728.49 15,887.36 16,397.67
CAD 17,838.70 18,018.89 18,597.66
CNY 3,362.31 3,396.27 3,505.89
EUR 26,020.03 26,282.86 27,447.78
GBP 30,490.41 30,798.39 31,787.64
HKD 3,088.58 3,119.77 3,219.98
JPY 158.93 160.54 168.22
SGD 17,918.05 18,099.04 18,680.38
USD 24,600.00 24,630.00 24,970.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây