Theo đó, mục đích kế hoạch bình ổn thị trường dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, từ đó góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Chủ động theo dõi diễn biến thị trường, cung cầu hàng hóa trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 để kịp thời đề xuất các biện pháp ứng phó nhằm ổn định thị trường; Tích cực động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh đảm bảo đủ và kịp thời cung ứng hàng hóa trên địa bàn phục vụ nhân dân đón Tết; Thực hiện chương trình cho vay vốn từ ngân sách tỉnh để dự trữ hàng hóa phục vụ Tết tại các đơn vị sản xuất thương mai trên địa bàn, đồng thời khuyến khích các đơn vị chuẩn bị nguồn hàng dự trữ từ nguồn vốn tự chủ; Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia chương trình bán hàng lưu động, hàng Việt về nông thôn.
Nội dung kế hoạch thực hiện:
1. Nhóm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong chương trình bình ổn thị trường
- Ngoài các hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá và Thông tư số 56/2014/TT-BTC ngày 28/4/2014 của Bộ Tài Chính, UBND tỉnh xác định các nhóm, mặt hàng cần bình ổn thị trường như sau:
+ Có tính thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
+ Có tính nhạy cảm về cung cầu, giá cả.
- Nhóm mặt hàng cần tập trung bình ổn dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 bao gồm: Lương thực (gạo tẻ thường, gạo thơm sản xuất trong nước), thực phẩm (bao gồm: Thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, đường, bột ngọt và các loại thực phẩm chế biến, rau củ quả), nhiên liệu.
- Thời gian bình ổn: Từ ngày 10/12/2020 đến ngày 15/02/2021.
2. Dự báo nhu cầu hàng hóa
Qua rà soát cung cầu thị trường và số lượng hàng hóa dự trữ tham gia bình ổn thị trường các năm qua, dự kiến lượng hàng tham gia bình ổn cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tính bình quân cho một tháng (cho khoảng 1,8 triệu dân), cụ thể như sau:
Stt |
Mặt hàng |
Đơn vị tính |
Nhu cầu trong 01 tháng
của tỉnh |
Nhu cầu dịp Tết (tăng khoảng 20%) |
Số lượng |
Đơn giá
(triệu đồng) |
Thành tiền
(triệu đồng) |
Thành tiền
(triệu đồng) |
1 |
Gạo tẻ, nếp |
Tấn |
18.000 |
14 |
252.000 |
302.400 |
2 |
Đường RE |
Tấn |
720 |
19 |
13.680 |
16.416 |
3 |
Dầu ăn |
1.000Lít |
540 |
29 |
15.660 |
18.792 |
4 |
Nước chấm (nước mắm, xì dầu..) |
1.000Lit |
900 |
35 |
31.500 |
37.800 |
5 |
Gia vị (bột ngọt, muối,..) |
Tấn |
180 |
25 |
4.500 |
5.400 |
6 |
Thịt heo |
Tấn |
3.600 |
150 |
540.000 |
648.000 |
7 |
Thịt gà ta nguyên con |
Tấn |
1.440 |
115 |
165.600 |
198.720 |
8 |
Trứng gia cầm |
1.000 quả |
10.800 |
2.5 |
27.000 |
32.400 |
9 |
Thủy hải sản |
Tấn |
1.260 |
180 |
226.800 |
272.160 |
10 |
Thực phẩm chế biến các loại |
Tấn |
1.080 |
100 |
108.000 |
129.600 |
11 |
Rau củ |
Tấn |
2.700 |
20 |
54.000 |
64.800 |
Tổng cộng: |
1.438.740 |
1.726.488 |
Dự trữ hàng hóa của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh dự kiến khoảng 192,325 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 11,13% so với nhu cầu các mặt hàng thiết yếu trong 01 tháng, ngoài ra, một lượng lớn hàng hóa được dự trữ tại các cửa hàng, các chợ trên địa bàn phục vụ nhu cầu cuối năm cũng là một kênh lớn đáp ứng nhu cầu hàng hóa của nhân dân trong dịp Tết trên địa bàn tỉnh.
Hàng hóa dự trữ phục vụ Tết của các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh như sau:
Stt |
Đơn vị |
Số tiền
(tỷ đồng) |
Mặt hàng |
1 |
Co.op mart Buôn Ma Thuột |
20,2 |
Hàng tiêu dùng |
2 |
Co.opmart Buôn Hồ |
10 |
Hàng tiêu dùng |
3 |
Co.opmart Cư M’gar |
8 |
Hàng tiêu dùng |
4 |
Siêu thị E.B Buôn Ma Thuột |
12 |
Hàng tiêu dùng |
5 |
Mega Market (Metro cũ) |
40 |
Hàng tiêu dùng |
6 |
TTTM Ea Kar |
10 |
Hàng tiêu dùng |
7 |
Công ty Xăng dầu Nam Tây Nguyên |
60 |
Nhiên liệu |
8 |
Công ty TNHH MTV Cà phê 721 |
7,325 |
Gạo thương hiệu 721 |
9 |
Vinmart (Vincom) |
25 |
Hàng tiêu dùng |
Tổng cộng |
192,525 |
|
3. Thực hiện Chương trình bình ổn thị trường
Chương trình bình ổn thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và phân phối, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.
Xem nội dung chi tiết tại đây./.