Đắk Lắk - Hiệu quả từ Chương trình khuyến công giai đoạn 2014-2020

Thứ tư - 26/05/2021 04:30
Với sinh thái thích hợp nhiều loại cây trồng vật nuôi đặc trưng, giá trị kinh tế cao và tỉnh diện tích rộng, quy mô dân số lớn, văn hóa đa dạng, phong phú, giàu bản sắc của 49 dân tộc, 63 tỉnh, thành phố hội tụ. Đó là những điều kiện thuận lợi quan trọng để Đắk Lắk phát triển nông lâm nghiệp, cũng là tiềm năng thế mạnh cho phát triển công nghiệp nông thôn phục vụ sản xuất, tiêu dùng và chế biến nông lâm sản.
Tuy nhiên do hạn chế về các yếu tố: vị trí địa lý, địa hình, hạ tầng kết nối, cũng như điểm xuất phát thấp của kinh tế, xã hội, nhất là tiềm lực nội tại còn non yếu của người dân và tâm lý ngại thay đổi, thiếu tự tin, sợ rủi ro nên công nghiệp nông thôn Đắk Lắk vẫn chậm phát triển. Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên những năm qua kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng mừng, trong niềm vui đó có phần đóng góp không nhỏ từ Chương trình hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn giai đoạn 2014-2020 (Chương trình khuyến công giai đoạn 2014-2020).
2 16
Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất đá viên tinh khiết cho Công ty TNHH Hoàng Nguyên
Việc thực hiện thành công 64 đề án khuyến công với nhiều nội dung hỗ trợ quan trọng, thiết thực như: tuyên truyền, động viên, khuyến khích; đạo tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật công nghệ, quản trị, sản xuất, sản phẩm, thị trường…. giúp phát triển nhân lực cơ sở công nghiệp nông thôn đến hỗ trợ trực tiếp một phần kinh phí xây dựng mô hình ứng dụng máy móc thiết bị tiến tiến, thân thiện môi trường; áp dụng sản xuất sạch hơn; tiết kiệm năng lượng trong sản xuất; tư vấn đầu tư; tư vấn kỹ thuật sản xuất, phát triển sản phẩm; quảng bá, tôn vinh, giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm…..vv. Hoạt động khuyến công đã thực sự trở thành “bà đỡ” và người bạn đồng hành của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Nhiều mô hình công nghiệp nông thôn ở hầu hết các huyện trong tỉnh đã được hình thành và hiện đang sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như:
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Thụ - cơ sở sản xuất gạch ngói không nung tại thôn Chư Cúc, xã Ea Kmút, huyện Ea Kar: Từ nguồn vốn Khuyến công quốc gia hỗ trợ 200 triệu và sự tư vấn giúp đỡ của đội ngũ Khuyến công, Doanh nghiệp đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất gạch ngói không nung (Gạch ngói không nung Kata). Khai thác, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ cùng với máy móc thiết bị tiến tiến đã tạo nên thương hiệu sản phẩm gạch ngói Kata - sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia và là sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng, đặc biệt là bà con nhân dân các tỉnh Duyên hải miền Trung. Hàng năm đơn vị cung ứng ra thị trường khoảng 300.000 viên, doanh thu đạt hơn ba tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 30 lao động với thu nhập bình quân 6 triệu đồng/ tháng, đóng góp vào ngân sách khoảng 100 triệu và ủng hộ hàng chục triệu đồng cho các hoạt động từ thiện, nhân đạo ở địa phương.
Hoặc như Công ty TNHH Ca cao Nam Trường Sơn - thôn Tân Tiến, xã Ea Na, huyện Krông Ana: năm 2015, được hỗ trợ 100 triệu đồng từ nguồn vốn khuyến công và sự tư vấn giúp đỡ của đội ngũ khuyến công, công ty đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị tiên tiến chế biến từ cacao nguyên liệu của địa phương thành socola, ca cao bột, tinh dầu cacao…vv là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Sản phẩm Cacao Nam Trường Sơn được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2017; cấp khu vực Miền  Trung - Tây Nguyên năm 2018, cấp quốc gia năm 2019.
5 4
Hỗ trợ máy móc thiết bị trong hệ thống chế biến cà phê ướt
Sản phẩm đang được bày bán tại nhiều siêu thị trong nước và cũng đã có mặt tại thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Canada. Mỗi năm cơ sở xuất xưởng khoảng 40 tấn sản phẩm các loại, doanh thu gần 6 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách hơn 100 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập trung bình 7 triệu đồng/tháng.  
Hay là Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Công bằng Ea Tu có trụ sở tại 298 Buôn Ko Tam, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột: Năm 2019 từ nguồn kinh phí khuyến công hỗ trợ 140 triệu đồng cùng nguồn vốn của các thành viên Hợp tác xã với sự tư vấn giúp đỡ của đội ngũ khuyến công, Hợp tác xã đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền máy tách màu, phân loại cà phê. Với vùng nguyên liệu cà phê dồi dào, máy móc tiến tiến Hợp tác xã đã tạo nên thương hiệu EaTu Café – là sản phẩm đạt thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019, sản phẩm ngày càng được người dùng tin tưởng và sử dụng. Mỗi năm hợp tác xã xuất bán khoảng 600 tấn cà phê nhân, doanh thu gần 10 tỷ đồng, nâng cao thu nhập cho 250 hộ xã viên, đóng góp vào ngân sách hơn 100 triệu đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 20 lao động với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng.
Và còn nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn tiêu biểu khác như: Công ty TNHH 1 Thành viên cà phê 721 – xã Cư Ni, huyện Ea Kar cùng với sự hỗ trợ từ chương trình khuyến công quốc gia đã tạo nên thương hiệu gạo 721 đã đạt chứng nhận sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia; cơ sở chế biến cà phê của Công ty TNHH TM & DV Hương Mỹ ở tổ dân phố 2, phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ; Công ty CP sản xuất cà phê bột Trung Hòa số 72 Nguyễn Trãi, Thị trấn Quảng Phú, Huyện Cư M'gar, Công ty CP Cà phê An Thái ở khu công nghiệp Hòa Phú, Xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột; Cơ sở chế biến hạt điều - An Thịnh Phát - thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar; cơ sở chế biến trái cây sấy của Công ty TNHH Công Thương Miền Đông tại Cụm công nghiệp Ea Đar, xã Ea Đar, huyện Ea Kar; Cơ sở chế biến Tinh dầu sả Ea wy của Công ty TNHH tinh dầu Ea H'leo ở thôn 7B, Xã Ea Wy, Huyện Ea H'leo; Cơ sở sản xuất hạt Mắc ca của Công ty cổ phần Damaca Nguyên Phương - thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng; Doanh nghiệp tư nhân Mắc Ca Liễu Định - xã Dliêya, huyện Krông Năng; Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông - Buôn Tơng Ju, Xã EaKao, Thành Phố Buôn Ma Thuột; Cơ sở chế tạo cơ khí của Công ty TNHH TMDV Đăng Phong  số 233 Nguyễn Khuyến, Phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột; Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Đắc Hải - Cụm công nghiệp Tân An, Phường Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.…vv và nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn khác đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
4 9
Hỗ trợ máy móc thiết bị trong dây chuyền sản xuất cà phê bột cho Công ty TNHH cà phê An Thái
6 3
Hỗ trợ máy móc thiết bị trong sản xuất gạo cho Công ty TNHH MTV cà phê 721 
Các cơ sở công nghiệp nông thôn này là những mô hình thực tế, gần gũi, thuyết phục về việc đầu tư khởi nghiệp sản xuất công nghiệp có vai trò lan tỏa, dẫn dắt về hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ở địa phương và là những dẫn chứng sinh động để đội ngũ cán bộ khuyến công tiếp tục tuyên truyền, động viên, khích lệ, tư vấn với các cơ sở sản xuất, vì thế những năm qua công nghiệp nông thôn của tỉnh đã phát triển rất rõ rệt cả số lượng, chất lượng. Thống kê sơ bộ trong giai đoạn qua số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của tỉnh tăng khoảng 15 - 20%/năm; năng lực, qui mô, chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá trị sản xuất và tỉ trọng công nghiệp tăng đáng kể, giúp tiêu thụ nông sản, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Có thể nói, cùng với việc hỗ trợ nguồn lực vật chất cụ thể, thông qua hoạt dộng tuyên truyền, động viên. Khuyến khích, tư vấn hỗ trợ khuyến công giai đoạn vừa qua đã khơi dậy được tinh thần khởi nghiệp, khát vọng vươn lên, bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kỹ năng nhiều mặt giúp các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp vượt qua chính mình, mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mở mới, mở rộng sản xuất, kinh doanh; ứng dụng công nghệ mới; thay đổi dây chuyền sản xuất; hoàn thiện mẫu mã bao bì, nghiệp vụ quảng bá, tiếp cận thị trường để thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn diện rộng và chiều sâu. Mặc dù mới là kết quả bước đầu nhưng là tiền đề quan trọng để công nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển; khẳng định tính đúng đắn của chính sách khuyến công với phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương; tạo niềm tin, niềm tự hào, cổ vũ, động viên đội ngũ cán bộ khuyến công; hộ sản xuất; hợp tác xã; doanh nghiệp tỉnh nhà tiếp tục vươn lên, phát triển sản xuất, kinh doanh để Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, một Việt Nam phát triển - hội nhập.

Tác giả: Vũ Đình Trưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương

Nguồn tin: Vũ Đình Trưng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây