Tỉnh Đắk Lắk đạt kết quả khá trong việc thực hiện FTA Index năm 2024

Thứ ba - 08/04/2025 03:44
Ngày 8/4/2025, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index). Tham dự Lễ công bố có Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng chí Nguyễn Hồng Diên - Bộ trưởng Bộ Công Thương, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương và địa phương và cộng đồng doanh nghiệp cả nước. 
FTA 18
FTA 18
FTA Index được xây dựng là bộ công cụ mang tính định lượng và hệ thống, dựa trên khảo sát thực tế các doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với 4 nội dung chính: mức độ tiếp cận thông tin về FTA của doanh nghiệp, tình hình tuân thủ các quy định pháp luật nội hoá từ cam kết FTA, hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA, việc triển khai các cam kết phát triển bền vững tại địa phương, đồng thời ghi nhận các khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải.
FTA Index hướng đến việc cung cấp cơ sở dữ liệu minh bạch và khách quan cho Chính phủ, các cơ quan trung ương và địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát, điều hành công tác hội nhập; hỗ trợ địa phương đánh giá kết quả thực thi FTA theo chương trình hành động đã đề ra, đồng thời là căn cứ để hoạch định chính sách, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện thực tế và tiềm năng của từng địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia chủ động của cộng đồng doanh nghiệp trong việc tận dụng cơ hội từ FTA, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như thử nghiệm các công cụ đo lường hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế một cách khoa học và thực tiễn hơn. 
z6486566826547 79993ac0dcd277e148b77a3e546a5fd1
Tỉnh Đắk Lắk tham dự trực tuyến
ông Nguyễn Hồng Diên Bộ trưởng - Bộ Công Thương cho biết bộ chỉ số đánh giá kết quả thực thi các FTA tại các địa phương là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh thương mại, xu hướng bảo hộ mậu dịch, chính sách thuế mới của Hoa Kỳ đã tác động lớn đến bối cảnh của nền kinh tế quốc tế, FTA chính là cánh cửa mở, giúp liên thông nền kinh tế của Việt Nam với thế giới, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, khai thác nguồn lực bên trong, khai thác vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã triển khai được nhiều chính sách kinh tế mới, trong đó, việc kí kết và là thành viên của 17 Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính là 1 đối sách quan trọng, việc thực thi các hiệp định này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, tạo thặng dư thương mại, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu... tuy nhiên cũng tạo ra những khó khăn, vướng mắc như việc thực  hiện các cam kết về quy tắc xuất xứ, thuế, việc thực thi đồng bộ, hiệu quả các FTA từ trung ương tới địa phương, việc tiếp nhận thông tin của các Hiệp định chưa có sự đồng đều...
Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu bật những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội mang tính toàn cầu trong những năm qua tác động đến quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Thủ tướng mong muốn xây dựng được một nền kinh tế chủ động, tự chủ, không phụ thuộc, đề cao sự hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia. Hội nhập để tạo động lực tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác sự tích cực, điểm mạnh, tuy nhiên, bên cạnh đó, đối phó kịp thời và linh hoạt và hiệu quả với những mặt trái của quá trình hội nhập. 17 FTA đã ký kết thể hiện sự tin tưởng của bạn bè quốc tế, là động lực cho Việt Nam thích ứng với các hoàn cảnh khác nhau, nỗ lực hơn nữa để xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, đẩy mạnh hoạt động tái cấu trúc thị trường xuất khẩu, hoạt động đầu tư...
Bộ chỉ số đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện các FTA cũng đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có hoạt động thiết lập và vận hành các cơ chế đối thoại doanh nghiệp định kỳ theo ngành hàng hoặc thị trường để nhanh chóng nắm bắt thông tin và có giải pháp chính sách phù hợp kịp thời trong quá trình xây dựng, thực thi các văn bản pháp luật thực hiện các FTA, xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ FTA, với các tiêu chí đánh giá cụ thể về kết quả và tác động của các chương trình, đặc biệt là từ các doanh nghiệp - đối tượng thụ hưởng chính. 
4 tỉnh, thành gồm: Ninh Bình, Khánh Hoà, Thanh Hoá, Bạc Liêu đã được trao bằng khen đã đạt chỉ số thành phần FTA Index cao nhất. 16 tỉnh, thành phố xếp hạng thực hiện chỉ số thành phần FTA loại khá bao gồm: Đắk Lắk, Quảng Ninh, Quảng Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, Tiền Giang, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Bến Tre, Quảng Nam...
Trong những năm vừa qua, công tác hội nhập quốc tế được hết sức chú trọng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, riêng đối với hoạt động hội nhập thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương đã rất tích cực trong công tác phát triển thị trường là thành viên của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, tích cực trong công tác tuyên truyền vừa trực tuyến vừa trực tiếp, đẩy mạnh hoạt động thông tin về các thuận lợi, lợi ích khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, các quy định về phát triển bền vững để doanh nghiệp có thể nắm kịp thời và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình. Đắk Lắk tích cực và chủ động trong công tác phối hợp với các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến công tác hội nhập, phối hợp đánh giá việc thực hiện các tiêu chí đối với bộ chỉ số FTA Index cũng như triển khai lấy ý kiến đối với việc thiết lập hệ sinh thái ngành cà phê Việt Nam...Trong năm 2025, tỉnh Đắk Lắk vẫn sẽ tiếp tục đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục triển khai các hoạt động tuyên truyền, thông tin về các FTA đã, đang có hiệu lực, thực hiện các chương trình hỗ trợ có liên quan như các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ, triển lãm có uy tín trong và ngoài nước, phát triển các thị trường tiềm năng như thị trường Halal, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các lợi ích do FTA mang lại, đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ triển khai thực hiện các cam kết phát triển bền vững, phát triển xanh, thực hiện nghiêm túc các quy định có liên quan đến các sản phẩm thương mại không gây phá rừng (EUDR).
Đối với cộng đồng doanh nghiệp, cần chủ động tìm hiểu các thông tin về FTA, nâng cao chất lượng sản phẩm, phản ánh nhanh chóng các khó khăn, vướng mắc tới các cơ quan quản lý nhà nước, có kế hoạch triển khai các cam kết có liên quan đến phát triển bền vững, lao động, môi trường, coi đây là lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh mới. 
 
 

Tác giả: Tin: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - SCT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây