Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 08/01/2019 20:49
Việc triển khai các chương trình, đề án tại các địa phương đã hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến để mở rộng sản xuất, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Với phương châm hướng đến các đơn vị sản xuất còn gặp khó khăn về nguồn vốn song mô hình sản xuất có tính khả thi, mang lại hiệu quả, nguồn vốn khuyến công địa phương trong năm 2018 của tỉnh đã được phân bổ theo tiêu chí đồng đều giữa các địa phương và có đầy đủ hồ sơ xác nhận theo tiêu chí quy định. Những ngành nghề được hỗ trợ đều gắn trực tiếp với nguồn nguyên liệu, lao động tại địa phương, nên góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao được năng lực cạnh tranh của sản phẩm; điều này không những giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn chủ động về nguồn lao động có chất lượng mà còn tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nông thôn… Trong quá trình thực hiện, nguồn vốn được giải ngân kịp thời đến các đơn vị sản xuất. Thông qua hoạt động khuyến công đã tạo nền tảng ban đầu cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hướng đến những giá trị bền vững, đồng thời góp phần tạo nên thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các đề án khuyến công được đánh giá đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn, gia tăng giá trị của sản phẩm giúp cho nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thúc đẩy thương mại và dịch vụ ở các địa phương, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội ở nhiều địa phương trong tỉnh. phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những đề án, chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mà Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã và đang thực hiện góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hóa, Để các hoạt động khuyến công có chiều sâu và hiệu quả, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk nói riêng, ngành khuyến công Đắk Lắk nói chung đã luôn theo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở, doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp khởi nghiệp để kịp thời có những tư vấn, hỗ trợ giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn và nâng sức cạnh tranh để phát triển vững mạnh. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất đối với việc triển khai các hoạt động khuyến công hiện nay là các đối tượng thụ hưởng hỗ trợ đa phần là cơ sở sản xuất và doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động manh mún, tiềm lực tài chính hạn chế nên rất khó khăn trong việc đổi mới, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao vào sản xuất. Số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn nhiều, nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác khuyến công. Năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 22 đề án khuyến công được triển khai với tổng kinh phí hơn 6 tỷ 120 triệu đồng, trong đó có 13 đề án được hỗ trợ trực tiếp máy móc thiết bị cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các huyện M’Đrắk, Cư Kuin, Ea Kar, Ea H’leo, Krông Ana, Buôn Đôn, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột với tổng kinh phí là 4,1 tỷ đồng. Các cơ sở được lựa chọn chuyển giao đề án hoạt động trong các lĩnh vực có thế mạnh của từng địa phương như: chế biến cà phê, lúa gạo, cơ khí, điêu khắc mỹ nghệ, may mặc, thực phẩm, lưới thép và gạch không nung…Có thể thấy, với kết quả đạt được trong công tác khuyến công năm 2018 đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp nông thôn, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.