Tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hoá Việt Nam”

Thứ hai - 13/03/2023 21:44
Tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” (1943-2023) nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Hình sưu tầm
Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cả nước, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng định hướng, với nhiều nội dung và hình thức mới, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng, tránh phô chương, hình thức, lãng phí; kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, sự kiện lịch sử, chính trị - xã hội quan trọng, nhất là những sự kiện về văn hóa, tạo không khí thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
Tuyên truyền tập trung vào bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; đồng thời tuyên truyền về quá trình kế thừa vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa - văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; tập trung phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc; văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội...; xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu. Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.
Bên cạnh đó, nội dung tuyên truyền cũng tập trung vào những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa - văn nghệ thời gian tới; kiến nghị - đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa... Sự cấp thiết, ý nghĩa to lớn của việc xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đối với việc xây dựng các hệ giá trị và quá trình triển khai, đưa các hệ giá trị vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đấu tranh, ngăn chặn các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử, vai trò quan trọng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa - văn nghệ, xây dựng con người Việt Nam; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền, lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm sẽ tập trung vào tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; gặp mặt, biểu dương các điển hình tiên tiến trong xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa ở cơ sở và thực hiện việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chú trọng tới công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, trên báo chí, Internet, mạng xã hội, qua sinh hoạt đoàn thể, nói chuyện chuyên đề, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học - nghệ thuật.../.

Nguồn tin: H Yer Mlô - TTKC:

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây