I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2021
1. Môi trường pháp lý
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Công Thương trong tinh hình mới. Năm 2021 Sở Công Thương đã xây dựng các kế hoạch, tham mưu đề xuất các nội dung, cụ thể:
- Kế hoạch số 1091/KH-SCT ngày 16/9/2020 của Sở Công Thương về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại Sở Công Thương giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 1596/KH-SCT ngày 22/12/2020 của Sở Công Thương về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại Sở Công Thương năm 2021.
- Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Tham mưu đề xuất chủ trương xây dựng Dự án thành lập Chợ nông sản Đắk Lắk online.
2. Hạ tầng kỹ thuật
- Trang bị máy tính cho CCVC: 100% công chức, viên chức được trang bị máy tính, nhưng đa số các máy tính có cấu hình cũ, không đáp ứng được những yêu cầu về cấu hình tối thiểu đối với phần mềm hiện tại, nhiều máy tính sử dụng hệ điều hành và phần mềm Văn phòng chưa có bản quyền.
- Tổng số cơ quan, đơn vị có mạng LAN: 3.
- Kết nối mạng Internet băng thông rộng xDSL: Mạng internet với dung lượng đường truyền 64Mb (VNPT Đắk Lắk) được kết nối vào hệ thống mạng nội bộ của văn phòng Sở, kết nối tất các máy tính và phát mạng không dây.
- Hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh: Hệ thống tường lửa (Firewall) và Phần mềm diệt virus Kaspersky.
- Hệ thống lưu trữ, an toàn dữ liệu: Hệ thống lưu trữ băng từ (Tape).
3. Các ứng dụng dịch vụ
a. Các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động nội bộ
- Hệ thống quản lý và điều hành văn bản (iDesk) trong hoạt động của Sở, Hệ thống quản lý hồ sơ và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đắk Lắk (www.cbccvc.daklak.gov.vn) và ứng dụng chữ ký số trong quản lý văn bản.
- Thực hiện báo cáo định kỳ trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
- Phần mềm kế toán MISA Mimosa.Net.
- Triển khai ứng dụng phần mềm hỗ trợ xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; thực hiện trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm; nhập số liệu các báo cáo định kỳ của Sở và Thanh tra sở.
b. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Áp dụng thực hiện tiếp nhận, giải quyết bộ thủ tục hành chính của Sở Công Thương trên trang Dịch vụ hành chính công trực tuyến tích hợp Một cửa điện tử liên thông tỉnh Đắk Lắk (http://motcua.daklak.gov.vn) đối với 119 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương, cụ thể: TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là 1, chiếm tỷ lệ 0.8%; TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 52, chiếm tỷ lệ 43.7%; TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 66, chiếm tỷ lệ 55.5%.
- Trang thông tin điện tử của Sở Công Thương (http://socongthuong.daklak.gov.vn) đã từng bước được cải thiện về giao diện, hoạt động cung cấp và tiến tới minh bạch thông tin của cơ quan nhà nước; đặt biệt là thông tin kinh tế, xã hội của tỉnh, thông tin hoạt động ngành Công Thương, hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra, Sở Công Thương đã đẩy mạnh đăng tải thông tin kịp thời các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, UBND tỉnh trong công tác phòng chống dịch Covid 19.
- Phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đưa các mặt hàng nông sản của tỉnh lên sàn thương mại điện tử Sendo nằm trong chương trình hỗ trợ của Cục Thương mại điện tử, đặc biệt trong đó có mặt hàng bơ là mặt hàng đặc trưng của tỉnh Đắk Lắk.
- Cung cấp thông tin cho Bộ Công Thương về nhà máy công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng trên địa bàn tỉnh để triển khai Bản đồ sống chung an toàn với Covid-19.
3. Nguồn nhân lực
100% công chức, viên chức của Sở sử dụng thành thạo máy tính trong công việc. Trong đó, Sở Công Thương bố trí 01 công chức và 01 nhân viên kỹ thuật theo dõi về lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên, do không có công chức được đào tạo chuyên ngành về công nghệ thông tin nên còn có hạn chế trong công tác triển khai các kế hoạch, chương trình về công nghệ thông tin.
4. An toàn thông tin
- Triển khai các văn bản của các cấp có thẩm quyền về công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo đến toàn thể công chức, viên chức thực hiện các phương pháp đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống mã độc, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng cơ bản về an toàn thông tin qua Hệ thống Quản lý điều hành văn bản (Idesk).
- Các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh như iDesk, Hệ thống một cửa và một cửa liên thông (http://motcua.daklak.gov.vn), Email công vụ…do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý đã được phân loại, xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin theo quy định.
- Tình hình thực thi bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ: Sở Công Thương đã ban hành văn bản số 488/SCT-VP ngày 20/4/2021 về việc đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định và phê duyệt cấp độ an toàn đối với hệ thống mạng nội bộ (LAN) và hệ thống Trang thông tin điện tử Sở Công Thương ở cấp độ 2. Tỷ lệ thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ (số lượng thiết bị đầu cuối (máy chủ, máy trạm và các thiết bị đầu cuối khác) của cơ quan: Sở Công Thương không có hệ thống máy chủ, 100% máy tính được cài phần mềm diệt virus Kaspersky. Đến 30/9/2021, không có ghi nhận về tấn công mạng cần phải ứng cứu, khắc phục sự cố.
- Tình hình tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập về an toàn thông tin mạng: Thường xuyên cử công chức, viên chức theo dõi CNTT tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin do Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức; cử viên chức tham gia đội ứng cứu sự cố của tỉnh.
5. Chuyển đổi nhận thức
Năm 2021, Sở Công Thương đã tổ chức lớp tập huấn trực tuyến về thương mại điện tử và chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Đắk Lắk vào ngày 03/8/2021; qua đó thu hút hơn 90 đại biểu của 50 doanh nghiệp, đơn vị tham gia. Ngoài ra, phối hợp VNPT – Đắk Lắk tổ chức Hội thảo chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; phối hợp với Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư MCC tổ chức Hội nghị “Giải pháp xúc tiến xuất khẩu thông qua Amazon”.
6. Nguồn kinh phí ứng dụng CNTT năm 2021
- Tổng kinh phí CNTT năm 2021: 203,5 triệu đồng. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
(Chi tiết tại Phụ lục I. Nhiệm vụ. kinh phí ứng dụng CNTT năm 2021).
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH NĂM 2022
1.Căn cứ lập kế hoạch
- Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 02/04/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 3962/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Đắk Lắk, phiên bản 2.0.
- Kế hoạch số 8820/KH-UBND ngày 29/09/2020 của UBND tỉnh về phát triển Thương mại điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 10717/KH-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021-2025.
- Kế hoạch số 5995/KH-UBND ngày 05/07/2021 của UBND tỉnh Kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025.
- Kế hoạch số 1091/KH-SCT ngày 16/9/2020 của Sở Công Thương về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại Sở Công Thương giai đoạn 2021-2025.
2. Nhiệm vụ kế hoạch:
a. Hoàn thiện môi trường pháp lý
- Xây dựng Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tại Sở Công Thương năm 2022.
b. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Từng bước đầu tư nâng cấp các máy tính có cấu hình cũ, hư hỏng không đáp ứng được phục vụ ứng dụng CNTT tại cơ quan. Đảm bảo cán bộ, công chức được trang bị máy tínhh, trang thiết bị CNTT.
- Nâng cấp hệ thống mạng Lan, đường truyền Băng thông rộng đáp ứng nhu cầu sử dụng của cơ quan.
- Đề xuất xây dựng Phòng họp trực tuyến Sở Công Thương.
c. Phát triển các ứng dụng, dữ liệu
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả áp dụng các dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ (Hệ thống quản lý văn bản iDesk, hệ thống quản lý hồ sơ và đánh giá cán bộ, hệ thống phần mềm kế toán MISA, Email công vụ, chữ ký số), ứng dụng phần mềm hỗ trợ xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh.
- Tăng cường hoạt động đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở theo hướng chính xác, kịp thời và minh bạch thông tin. Xây dựng Chuyên mục về Chuyển đổi số trên trang thông tin điện tử Sở.
-Nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4; phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí; tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quy trình xử lý công việc theo tiêu chuẩn TCVN IS0 9001: 2015 theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
d. Bảo đảm an toàn thông tin
- Thường xuyên rà soát, cập nhập các Kế hoạch, quy chế, quy định về đảm bảo an toàn thông tinh trong hoạt động của cơ quan. Phối hợp đánh giá cấp độ an toàn đối với hệ thống mạng nội bộ (LAN) và hệ thống Trang thông tin điện tử Sở Công Thương.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức trong công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật, đặc biệt là bộ phận công chức, viên chức theo dõi lĩnh vực công nghệ thông tin, trang thông tin điện tử.
e. Phát triển nguồn nhân lực
Cử cán bộ, công chức tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số và an toàn thông tin mạng.
f. Chuyển đổi nhận thức
- Triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng đề án tập huấn về chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại Đắk Lắk; tập huấn thương mại điện tử cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk.
3. Kinh phí thực hiện
- Tổng kinh phí CNTT dự kiến năm 2022: 463,5 Triệu đồng. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước.
(Chi tiết tại Phụ lục II. Nhiệm vụ, kinh phí ứng dụng CNTT năm 2022).
4. Tổ chức thực hiện
a. Văn phòng Sở: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển hạ tầng kỹ thuật; tiếp tục triển khai có hiệu quả áp dụng các dịch vụ CNTT phục vụ hoạt động nội bộ, nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính và phát triển nguồn nhân lực.
b. Ban biên tập Trang thông tin điện tử Sở: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai tăng cường hoạt động đăng tải thông tin và xây dựng Chuyên mục về Chuyển đổi số.
c. Phòng Kế hoạch Tài chính Tổng hợp: Chủ trì xây dựng các Kế hoạch cho Ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi số.
d. Các phòng chuyên môn và 02 đơn vị trực thuộc: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chủ động nghiên cứu, tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch này.
Kế hoạch xem tại đây.