Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 04/09/2024 05:06
Sáng ngày 04/9/2024, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức “Hội nghị thúc đẩy liên kết vùng trong phát triển thương mại điện tử các tỉnh vùng Tây Nguyên”.
Hội nghị có sự tham dự của các đại biểu gồm ông Nguyễn Hữu Quế, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai; bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số; ông Phạm Văn Binh, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai; ông Nguyễn Văn Nhiệm, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến Thương mại từ các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp công nghệ; các hiệp hội doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu vực.
Phát biểu khai mạc tại hội nghị, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với khu vực Tây Nguyên với đặc thù địa lý rộng lớn, dân cư phân tán và hạ tầng giao thông còn hạn chế, thì thương mại điện tử chính là một công cụ hữu hiệu để kết nối sản phẩm, dịch vụ của vùng với thị trường trong nước và quốc tế.
Tây Nguyên được biết đến với những mặt hàng nông sản thế mạnh như cà phê, hồ tiêu, cao su, trái cây đặc sản và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng. Những sản phẩm này không chỉ có chất lượng cao mà còn mang đậm dấu ấn của vùng đất Tây Nguyên. Thương mại điện tử chính là cầu nối quan trọng để đưa các sản phẩm này tiêu thụ rộng rãi ra các tỉnh trong vùng Tây Nguyên cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước.
Điều đặc biệt thuận lợi là khu vực Tây Nguyên có tiềm năng lớn trong việc xuất khẩu trực tuyến các mặt hàng này sang các nước trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước ASEAN khác. Sự phát triển của thương mại điện tử đã giúp xóa nhòa ranh giới địa lý, giảm thiểu chi phí và thời gian giao dịch, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường quốc tế. Đây là cơ hội lớn để Tây Nguyên không chỉ nâng cao kim ngạch xuất khẩu mà còn quảng bá rộng rãi thương hiệu sản phẩm địa phương ra toàn cầu.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử thực sự phát huy được tiềm năng của mình, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương, doanh nghiệp, và các cơ quan quản lý nhà nước. Liên kết vùng chính là chìa khóa để khai thác hiệu quả các nguồn lực, tạo ra chuỗi giá trị và lợi ích chung cho toàn vùng”.
Tham gia hội nghị lần này, tỉnh Đắk Lắk tham dự gồm lãnh đạo Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và 7 doanh nghiệp sản xuất, chế biến các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh, bao gồm cà phê, hồ tiêu, mắc ca, mật ong và các sản phẩm tinh chế khác
Hội nghị lần này đã mở ra những cơ hội hợp tác mới, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của thương mại điện tử trong việc thúc đẩy kinh tế số tại khu vực Tây Nguyên. Những kết quả đạt được từ hội nghị sẽ là nền tảng vững chắc để các tỉnh trong khu vực tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa sản phẩm đặc trưng của Tây Nguyên vươn xa hơn trên thị trường quốc