Mời tham dự hội nghị trực tuyến “Thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Ấn Độ” ngày 6/4/2022

Thứ ba - 05/04/2022 22:17
Trong chuỗi chương trình giới thiệu về thị trường Ấn Độ do Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức năm 2022, ngày 06/04/2022, Thương vụ phối hợp Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (IICCI) tổ chức hội thảo với chủ đề: Thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hoá đối với hàng nhập khẩu theo quy định của Ấn Độ, các vấn đề cần lưu ý.
Quy tắc Hải quan (Quản lý Quy tắc Xuất xứ theo Hiệp định Thương mại), năm 2020 (CAROTAR, 2020), được Ban Thuế Trung ương và Hải quan thông báo vào ngày 21 tháng 8 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 9 năm 2020. CAROTAR 2020 nhằm bổ sung các thủ tục chứng nhận hoạt động hiện có được quy định trong các hiệp định thương mại khác nhau như Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp định Thương mại Ưu đãi, Hiệp định Hợp tác Kinh tế Toàn diện và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện.
Ông Bùi Trung Thướng Đại sứ quán VN tại Ấn Độ tại Hội nghị trực tuyến thứ tư, ngày 16/3/2022
Theo quy định của CAROTAR 2020, các công ty nhập khẩu ở Ấn Độ phải cung cấp thông tin chi tiết về quốc gia xuất xứ (COO) cho các cơ quan chức năng của Ấn Độ để tiến hành thủ tục xác minh khi cần thiết. CAROTAR cũng yêu cầu nhà nhập khẩu đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo quy định và thực hiện thẩm định cơ bản trước khi nhập khẩu hàng hóa đó. Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục xác minh, doanh nghiệp nhập khẩu muốn thông qua lô hàng thì sẽ phải đặt một khoản tiền bảo lãnh bằng chênh lệch giữa thuế thông thường và thuế ưu đãi.

Diễn giả của chương trình là Tiến sĩ Punit Saurabh, Chủ tịch Trung tâm Kinh doanh gia đình và Khởi nghiệp tại Đại học Nirma, chuyên gia về các chủ đề như chiến lược kinh doanh, quan hệ quốc tế, mô hình kinh doanh gia đình, các thủ tục kinh doanh. Ông Hiren Ghandi, chủ tịch Uỷ ban sữa và gia vị thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Gujarat, người có thời gian dài gắn bó với thị trường Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam.

Đến với hội thảo, người tham dự có thể tìm được câu trả lời cho những thắc mắc về: Các quy tắc bắt buộc liên quan đến chứng nhận xuất xứ, những yêu cầu về thuế quan ưu đãi, thời gian tối thiểu lưu trữ thông tin liên quan tới xuất xứ, các lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu,…

Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, sinh viên các trường đại học và các cá nhân quan tâm tham dự Hội thảo có thể đăng ký chương trình như sau:
Thời gian: 16:00-17:15 (giờ Việt Nam) thứ Tư, ngày 06/04/2022.
Hình thức: Trực tuyến trên nền tảng Zoom Meeting
Ngôn ngữ: tiếng Anh có phiên dịch tiếng Việt.
Đăng ký tham dự: Hội thảo miễn phí nhưng người tham gia phải phải đăng ký trước theo link Google form sau:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSfGt4lJ-iAyGGzDkfnTl9yOI837ZocgUyezCeqF81j5DQtYkw/viewform?usp=sf_link 
Link Webinar: https://zoom.us/j/94678046820?pwd=RzFBQ25TVW1EOE9jVnNwTHhpdFpDUT09
Meeting ID: 946 7804 6820
Passcode: 221731
Thông tin liên hệ: Mr. Đỗ Duy Khánh, Viber/zalo: +84983088133; WhatsApp +919667811986. Email trade@vietnamembassydelhi.in; vto.india2021@gmail.com
Hoặc 0981.113.246 (Ông: Huỳnh Hữu Phước – Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đắk Lắk)

Tác giả: Huỳnh Hữu Phước - Trung tâm XTTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây