Hội nghị được tổ chức tại Phòng họp 210 Nhà B, Bộ Công Thương, 54 Hai Bà Trưng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và kết hợp trực tuyến trên nền tảng Zoom.
Tham gia tại Hội nghị có Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương; Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông báo chí...
Qua nền tảng Zoom có sự tham gia chia sẻ trực tuyến Ông Nguyễn Cảnh Cường, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Anh; Ông Phạm Tuấn Huy, Phụ trách Thương vụ, Thương vụ Việt Nam tại Bulgaria (kiêm nhiệm Macedonia); Ông Nông Đức Lai, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc; Bà Triệu Thúy Nga, Trưởng Văn phòng XTTM Việt Nam tại Trùng Khánh, Trung Quốc; Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston (Hoa Kỳ) (Phát triển công nghiệp nền tảng và kết nối đầu tư, xuất nhập khẩu với doanh nghiệp Hoa Kỳ); Ông Vũ Anh Sơn, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Pháp; Ông Bùi Trung Thướng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Butan); Bà Nguyễn Thị Điệp Hà, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Parkistan và tham tán thương mại tại 65 thị trường nước ngoài, các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Thương mại địa phương, Hiệp hội ngành hàng, các Liên minh Hợp tác xã, một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu quy mô lớn, hơn 350 đại biểu tham gia trực tiếp, trực tuyến. Tỉnh Đắk Lắk có đại diện Trung tâm Xúc tiến Thương mại và 06 doanh nghiệp xuất nhập khẩu cùng tham dự họp trực tuyến.
Tại Hội nghị được chia làm 2 phiên tư vấn, phiên 1 được các Thương vụ Việt Nam tại Anh; Bulgaria (kiêm nhiệm Macedonia); Trung Quốc; Houston (Hoa Kỳ); Pháp; Ấn Độ (kiêm nhiệm Nepal, Butan); Parkistan cập nhật về tình hình thị trường nước ngoài; một số quy định, tiêu chuẩn, điều kiện của thị trường nước ngoài có thể tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và khuyến nghị đối với các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Phiên 2, thảo luận về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất nhu cầu hỗ trợ và các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu với các thị trường nước ngoài của các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp từ đại diện Sở Công Thương Yên Bái; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh; Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam; Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam; Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam;…
Hội nghị cập nhật tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam có một số điểm đáng chú ý như sau: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 32 tỷ USD, giảm 8,4% so với tháng trước và tăng 17,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 284,598 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2021. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu tháng 9 năm 2022, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 86,6%; Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 9/2022 ước đạt 31,8 tỷ USD, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 17,5 % so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 278,91 tỷ USD, tăng 14,2 % so với cùng kỳ năm trước; Cán cân thương mại hàng hóa: tháng 9/2022 ước tính xuất siêu 0,2 tỷ USD. Tính chung 9 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu gần 5,7 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD).
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với các thị trường ngoài nước tháng 9/2022 đã hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận những thông tin cần thiết về các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện xuất nhập khẩu sang thị trường nước ngoài. Hội nghị giao ban định kỳ hàng tháng cũng đề nghị các địa phương, Hiệp hội ngành hàng tiếp tục nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động xúc tiến xuất, nhập khẩu đối với các mặt hàng, ở các thị trường cụ thể, đồng thời đề xuất nhu cầu tới cơ quan Thương vụ liên quan để được định hướng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời gian tới.