Sở Công Thương Đắk Lắkhttps://socongthuong.daklak.gov.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 19/11/2018 21:42
Trong những năm qua, nhờ có chính sách đổi mới về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,hoạt động XTTM của tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều chuyển biến tích cực, tận dụng tối đa các nguồn lực trong và ngoài tỉnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vựcvà quy mô khác nhau nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường.
Điểm nhấn mang tính “đột phá” trong hoạt động XTTM của tỉnh không thể không kể đến sự thành công của “Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê” nằm trong chuỗi các hoạt động “Lễ hội cà phê” thường niên 2 năm một lần. Đi theo mục tiêu của Lễ hội, hội chợ chuyên ngành cũng nhằm quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam, và khẳng định vị trí “Thủ phủ cà phê” của tỉnh Đắk Lắk, tôn vinh người trồng cà phê, quảng bá văn hóa du lịch cà phê. Qua 6 lần tổ chức thực hiện, Hội chợ chuyên ngành cà phê được giới chuyên môn đánh giá là một trong những hội chợ có chất lượng và thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chủ lực khi hàng năm thu hút gần 700 gian hàng trong và ngoài nước tham gia. Bên cạnh đó, công tác truyền thông của cơ quan xúc tiến của tỉnh đã được quan tâm nhiều hơn, khẳng định bằng các ấn phẩm có chất lượng như: 1000 cẩm nang xúc tiến thương mại và đĩa CD-rom quảng bá tiềm năng xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk được cấp phép xuất bản truyền thông song ngữ Việt – Anh,…
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song thực tế, vẫn còn không ít rào cản, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả xúc tiến thương mại. Có thể thấy rằng, nguyên nhân mấu chốt của hoạt động XTTM chưa thật sự đạt hiệu quả cao là do cung - cầu thông tin giữa các bên chưa gặp nhau. Thông tin từ các cơ quan xúc tiến đưa ra với việc tiếp nhận thông tin từ doanh nghiệp chưa gặp nhau. Doanh nghiệp thường bỏ qua và không chú trọng thông tin từ cơ quan xúc tiến do cái nhìn “truyền thống và chủ quan” trong đại đa số các doanh nghiệp của tỉnh, đây chính là nguyên nhân khiến sự hỗ trợ từ các cơ quan này không được tận dụng triệt để.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết tháng 3/2018 giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư, có thể thu hút được dòng FDI với giá trị lớn và công nghệ cao hơn. Điều này đặt ra sự cần thiết phải thay đổi cách nhìn nhận cho các doanh nghiệp của tỉnh về việc tiếp nhận thông tin để tận dụng tối đa sự hỗ trợ từ các cơ quan xúc tiến về kinh phí, về quảng bá sản phẩm và quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng như có thể có sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề về tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ từ nền kinh tế hội nhập.
Để có thể tận dụng được cơ hội thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần chú ý cơ chế căn cứ theo quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk về quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2015 -2020 của tỉnh Đắk Lắk như hỗ trợ 100% các khoản chi phí về: hỗ trợ thông tin thương mại; nghiên cứu thị trường;tập huấn nâng cao năng lực; hội nghị, hội thảo chuyên đề thương mại,…