Đắk Lắk: Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Chủ nhật - 08/01/2023 21:03
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh các cấp ủy Đảng, Chính quyền luôn quan tâm đến tình hình phát triển công nghệ thông tin; lãnh đạo, chỉ đạo và định hướng kịp thời cho sự phát triển công nghệ thông tin đặc biệt trong công tác xây dựng chính quyền điện tử, từ đó góp phần nâng cao nhận thức về lợi ích, vai trò của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Đắk Lắk: Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030

Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển khoa học công nghệ, thông tin truyền thông, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được quan tâm, công tác ứng dụng nhanh thành tựu của khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống được chú trọng, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong các ngành sản xuất. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành kịp thời, sát với yêu cầu cơ bản về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh; đồng thời, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nước ở địa phương tạo điều kiện để cán bộ, công chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tin học để nâng cao kiến thức và nhận thức về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, từng bước tin học hóa công tác quản lý Nhà nước ở địa phương và đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc giảm thiểu thủ tục hành chính; tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, hạn chế lãng phí giấy tờ, văn phòng phẩm; đồng thời giúp cho công tác chỉ đạo điều hành các hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn. Hầu hết cán bộ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng và phát triển CNTT trong công tác chuyên môn, hoạt động của các cơ quan nhà nước; chủ động cân đối nguồn kinh phí chi thường xuyên để nâng cấp và trang bị một số thiết bị CNTT. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức CNTT nhiệt huyết với công việc, chịu khó tiếp thu và thường xuyên học hỏi những kiến thức mới trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực CNTT nói riêng; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, phụ huynh học sinh nhận thức cao về tầm quan trọng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thư tư và ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục và dạy học. Lực lượng lao động trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp khá nhiều, nhiệt huyết, hệ thống thanh niên khởi nghiệp mạnh mẽ có nhu cầu và khả năng tham gia tiếp cận các công nghệ mới, công nghệ 4.0, tham gia đào tạo nâng cao tay nghề để phục vụ trong các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 tại địa phương và hội nhập quốc tế. Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022 được tổ chức với nhiều sự kiện đã thúc đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa sự vào cuộc của các cấp chính quyền, các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, chuyên gia, nhà đầu tư, các doanh nhân, doanh nghiệp, từng bước trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trong thanh niên, học sinh, sinh viên và lực lượng lao động.
Bên cạnh những thuận lợi, còn gặp một số khó khăn tồn tại như việc triển khai đô thị thông minh đòi hỏi phải được triển khai đồng bộ từ cơ sở hạ tầng, các tiện ích xã hội. Tuy nhiên theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông hiện nay chỉ áp dụng các dịch vụ đô thị thông minh chỉ dừng ở mức độ áp dụng công nghệ thông tin mà không đi song song với xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, do đó việc triển khai không đồng bộ, hiệu quả không cao.Các dịch vụ như Phản ánh hiện trường, Giám sát camera, giám sát thông tin mạng xã hội, giám sát kinh tế xã hội… do các doanh nghiệp cung cấp chưa thực sự “thông minh” theo yêu cầu đề ra, chưa đáp ứng được nhu cầu tổng hợp 6 thông tin phục vụ cho công tác chỉ đạo của lãnh đạo. Các dịch vụ có chức năng AI còn thiếu. Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông chưa có hướng dẫn về việc thành lập Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh nên khi thành lập Trung tâm này tại tỉnh Đắk Lắk đã phát sinh khó khăn về việc xây dựng đề án vị trí việc làm, ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân sự tại Trung tâm. Đơn giá áp dụng cho các dịch vụ đô thị thông minh của các doanh nghiệp tại các địa phương khác nhau chưa có sự thống nhất, dẫn tới có thể phát sinh nhiều vấn đề về đầu tư sau này. Tỉnh Đắk Lắk không có các doanh nghiệp công nghệ thông tin lớn đóng trên địa bàn nên việc phát triển công nghiệp công nghệ thông tin còn hạn chế, chưa thu hút được nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao về công tác tại địa phương. Nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo chế độ kiêm nhiệm nên công tác tham mưu về chuyển đổi số còn hạn chế. Việc kết nối các hệ thống cơ sở dữ liệu của quốc gia như cơ sở dữ liệu về dân cư, đất đai, giao thông vận tải… còn nhiều hạn chế do vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể từ các bộ, ngành; kết nối chia sẻ dữ liệu dùng chung giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương còn hạn chế; việc cung cấp, giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức còn một số vướng mắc, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ công mức độ 4 do nhiều thủ tục hành chính của các ngành còn yêu cầu nộp hồ sơ giấy để lưu trữ, gây nhiều phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính qua mạng. Người dân, doanh nghiệp còn chưa tích cực, chủ động, còn "ngại", còn thiếu phương tiện, thiết bị trong việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Nhận thức của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp còn chưa đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của chuyển đổi số. Nguồn nhân lực chất lượng cao về thông tin và truyền thông nói chung và chuyển đổi số ở các cơ quan hành chính nhà nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân do chưa có các cơ chế, chính sách đặc thù đủ mạnh để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến công tác. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ chuyển đổi số còn thiếu và chưa đồng bộ, còn khoảng cách lớn giữa các khu vực đô thị và nông thôn.
Việc ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước chưa cao. Triển khai ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước và trong thực hiện cải cách hành chính còn hạn chế và thiếu đồng bộ; vấn đề bảo mật, an ninh hệ thống mạng chưa cao. Ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, đa số chỉ dùng trong công tác kế toán và một số công việc đơn giản, chưa ứng dụng phục vụ nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, phân tích quản trị. Vị trí việc làm trong tổ chức của cán bộ chuyên trách về CNTT tại các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa có hoặc có nhưng còn chưa sát với nội dung công việc, còn thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ khác ngoài lĩnh vực CNTT dẫn đến thiếu được đầu tư về vật chất, thời gian để tự nghiên cứu phát triển kỹ năng về lĩnh vực CNTT. Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Nguyên nhân tồn tại:  Công nghệ thông tin và triển khai Chính quyền điện tử là lĩnh vực mới, việc triển khai trong thời gian qua còn thiếu sự thống nhất từ Trung ương do đó mỗi địa phương đã tự tìm tòi những cách làm khác nhau, áp dụng giải pháp và công nghệ khác nhau dẫn đến tình trạng lúng túng, thiếu đồng bộ, tốn kém kinh phí, tiến độ triển khai chậm. Trung ương đã có những định hướng mới nhằm thống nhất cách thức triển khai; tuy nhiên, những nền tảng chính triển khai vẫn chậm như: Hệ thống nền tảng kết nối, liên thông, tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP), các nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu điện tử (LGSP) tại các bộ, ngành, địa phương chưa hoàn thành. Một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử như: Dân cư, đất đai, tài chính còn chậm triển khai dẫn đến việc chia sẻ, dùng chung các hệ thống thông tin chưa được thực hiện, làm ảnh hưởng đến triển khai Chính phủ điện tử. Các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 tuy đã được tỉnh và các đơn vị, địa phương tích cực tuyên truyền, hướng dẫn nhưng tỷ lệ sử dụng vẫn còn chưa cao. Nguyên nhân là do người dân, doanh nghiệp vẫn còn tâm lý e ngại, chưa thay đổi thói quen thực hiện các thủ tục hành chính, kỹ năng ứng dụng CNTT của người dân còn hạn chế, chưa đủ điều kiện về trang thiết bị để làm việc trên môi trường mạng. Các thủ tục hành chính không phát sinh hồ sơ là rất lớn, dẫn tới tỷ lệ phát sinh hồ sơ trực tuyến không đạt các chỉ tiêu về cải cách hành chính. Ngân sách đầu tư cho ứng dụng CNTT, xây dựng hệ thống thông tin gắn với cải cách hành chính vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa nền hành chính, chưa đủ để tạo ra đòn bẩy nâng cao hiệu quả điều hành của Chính phủ, cũng như tăng chất lượng dịch vụ công. Nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ cao của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế, do vốn đầu tư lớn, trình độ sản xuất chưa cao, thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh, thiếu tính ổn định đã tác động không nhỏ đến việc đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước của tỉnh còn thiếu và yếu, chưa được bố trí đúng vị trí chuyên trách về công nghệ thông tin, phải thực hiện kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nên công tác tham mưu về công nghệ thông tin còn nhiều hạn chế. Thiếu các chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Các sản phẩm khỏi nghiệp chủ yếu là sản phẩm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chưa có nhiều sản phẩm thuộc các lĩnh vực khoa học công nghệ. Sự liên kết, phối hợp giữa các đơn vị trong triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn rời rạc, đặc biệt là sự kết nối giữa sản phẩm khoa học công nghệ và ý tưởng khởi nghiệp, sự liên kết giữa nhà khoa học với các doanh nghiệp còn hạn chế. 
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong thòi gian tới, UBND tỉnh Đắk Lắk có một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương như sau: Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL về Chính phủ số; Chuẩn hóa CSDL về thủ tục hành chính làm nền tảng cho triển khai dịch vụ công trực tuyến. Có cơ chế thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà khoa học với các doanh nghiệp trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Quan tâm hỗ trợ tư vấn giải pháp công nghệ và ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng CNTT nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030.
Sớm ban hành các văn bản quy định cụ thể cách thức thu thập, cập nhật, duy trì, kết nối, chia sẻ các hệ thống dữ liệu dùng chung như hệ thống dữ liệu về dân cư, dữ liệu về hộ tịch, dữ liệu về công chức, dữ liệu về thuế, ngân hàng, đất đai… tạo thành khối dữ liệu thống nhất và đồng bộ, thuận tiện cho các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng và sử dụng các quá trình hậu cần thông minh logictics trong mạng lưới chuỗi giá trị; đồng bộ hóa và tích hợp các công nghệ, đồng bộ hóa các thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp tiếp nhận vận hành hệ thống đồng bộ để tiếp cận tốt và phát triển công nghệ 4.0. Sớm đánh giá cụ thể các mô hình, dịch vụ đô thị thông minh hiệu quả của các địa phương, qua đó xây dựng một mô hình cụ thể, hiệu quả để các địa phương khác tham khảo, áp dụng. Ban hành hướng dẫn cụ thể về việc thành lập Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh tại địa phương để thuận tiện trong việc xây dựng đề án vị trí việc làm; đơn giá đầu tư các dịch vụ đô thị thông minh (cả đơn giá mua và thuê dịch vụ) để thuận tiện cho việc đầu tư, tránh việc có khác biệt đơn giá của các địa phương.

Nguồn tin: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây