TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2021

Thứ năm - 06/05/2021 03:00
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa tai nạn, bệnh nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động tại nơi làm việc, tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2021 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2021, phát động với chủ đề “Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và sự tham gia của an toàn, vệ sinh viên”.
Thực hiện theo nội dung Công văn số 747/BCT-VP ngày 08/02/2021 của Bộ Công Thương, để hưởng ứng tháng hành động ATVSLĐ năm 2021 Sở Công Thương Đắk Lắk đề nghị các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh lập kế hoạch, nội dung, kinh phí phù hợp với điều kiện, yêu cầu phòng chống dịch COVID-19, phù hợp với đặc thù sản xuất, kinh doanh của đơn vị đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm như sau:
-    Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về ATVSLĐ-PCCN để phòng ngừa, kiểm soát các nguy cơ rủi ro, tai nạn đảm bảo ATVSLĐ-PCCN tại nơi làm việc.
-    Tổ chức thông tin tuyên truyền, phát động các phong trào thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN tại đơn vị. Tăng cường các hoạt động truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội, truyền thanh nội bộ để thông tin, tuyên truyền các chế độ, chính sách, các nguyên nhân, nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ.
-    Thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ-PCCN theo quy định, huấn luyện kỹ năng đánh giá, nhận diện các nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ.
-    Tổ chức ký cam kết thực hiện tốt công tác ATVSLĐ-PCCN, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải thiện điều kiện lao động trong phân xưởng, đội, tổ sản xuất.
-    Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về an toàn; thực hành sơ cấp cứu.
-    Thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra nhằm phát hiện và kịp thời khắc phục những nguy cơ mất an toàn, xử lý các vi phạm về ATVSLĐ-PCCN.
-    Rà soát, bổ sung các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ tại các bộ phận, phân xưởng; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá rủi ro về an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
-    Tổ chức khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích tốt và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
-    Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, thống kê, báo cáo tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành.
-    Tổ chức thăm hỏi động viên các nạn nhân và gia đình, nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Tại trụ sở, nơi làm việc các đơn vị lựa chọn Khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2021:
-    Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2021.
-    Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2021.
-     Tăng cường đánh giá, kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động, cải thiện môi trường lao động, nâng cao năng suất và đời sống cho người lao động.
-    Chủ động rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro mất an toàn vệ sinh lao động và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.
-    Tổ chức và tham gia huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động đầy đủ để phòng tránh tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. 
-    Thực hiện nghiêm các nội qui, qui trình và giải pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc.
-    Môi trường làm việc an toàn - Tốt cho bạn, cho doanh nghiệp.
-    Tích cực tham gia bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp vì sức khỏe và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
-    Hãy nghĩ về an toàn trước khi hành động.
-    Chung tay xây dựng văn hoá an toàn tại nơi làm việc.
-    Doanh nghiệp và người lao động tích cực chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo Luật An toàn, vệ sinh lao động.
-    Bảo vệ sức khỏe người lao động - Bảo vệ nguồn nhân lực của đất nước./.

Tác giả: Nguyễn Văn Vượng - Phó trưởng phòng Quản lý Công nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây