Công tác bình ổn thị trường trước trong và sau tết nguyên đán nhâm dần năm 2022

Thứ ba - 01/03/2022 04:42
Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp và khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất trong nước, gây đứt gãy nguồn cung, lưu thông hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đời sống của nhân dân tỉnh.
Nhằm triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong dịp Tết trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, đồng thời góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịp cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
z3221966711972 67a3776ef35997874f1926435f8255b5
Sở Công Thương cùng một số đơn vị liên quan trong một đợt kiểm tra
Chỉ đạo các doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác dự trữ hàng hoá, nhất là các loại hàng hóa nhu yếu phẩm phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết, thực hiện việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với mặt hàng thiết yếu. Theo đó các doanh nghiệp lớn trên địa bàn như: Siêu thị Co.opmart; Siêu thị EB Buôn Ma Thuột, Siêu thị Vinmart (Vincom); Trung tâm Mega Market (Metro cũ), Trung tâm thương mại Ea Kar, Công ty TNHH MTV Cà phê 721; Hệ thống cửa hàng Bách Hoá Xanh và Công ty xăng dầu Nam Tây Nguyên đã có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ người dân trong dịp Tết với tổng giá trị dự trữ trên 271 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự chủ của doanh nghiệp
z3221960098712 2edf7aa60a39f302638f9089a6ab72d2
Một địa điểm bán hàng Việt Nam tại siêu thị
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan khảo sát, kiểm tra nắm tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết và việc triển khai công tác phòng, chống dịch Covid-19 đối với các đơn vị tham gia chương trình bình ổn. Qua kiểm tra, khảo sát, nhìn chung thị trường năm nay ổn định, không xảy ra tình trạng khan hiếm nguồn hàng, sức mua giảm khoảng 10 – 15% so với cùng thời điểm năm trước, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh đó, do tâm lý lo sợ sự lây lan của dịch Covid-19, người dân hạn chế tập trung ở những nơi đông người để mua sắm dẫn đến sức mua giảm. Doanh thu bình quân của các siêu thị, trung tâm thương mại trong dịp Tết khoảng từ 1,5 tỷ - 2,5 tỷ đồng/ngày. Sức mua có tăng so với ngày thường nhưng giảm so với cũng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng vẫn đảm bảo giá cả hợp lý đối với người tiêu dùng.
z3221959701675 2ae367f626fea52d889eea9b04eac89c
Giá các mặt hàng được niêm yết công khai
Đối với các mặt hàng thiết yếu trong diện bình ổn, qua kiểm tra và làm việc với các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn, các doanh nghiệp chấp hành tốt việc cam kết đảm bảo nguồn hàng thiết yếu phục vụ với mức giá ổn định hoặc thấp hơn giá thị trường từ 5-10% trong suốt dịp Tết. Bên cạnh đó các doanh nghiệp tăng cường thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu từ 10 – 50% nhằm kích cầu mua sắm tiêu dùng của người dân trong dịp Tết.

 

Tác giả: Nguyễn Thị Dịu – Phòng Quản lý Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây