Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2017

Chủ nhật - 16/07/2017 22:38
Trong các ngày 11-12/7/2017, Tại tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Hội nghị ngành Công Thương khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2017. Tham dự và chủ trì là Bà Hồ Thị Kim Thoa - Thứ trưởng Bộ Công Thương ; Ông Nguyễn Văn Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Ông Ngô Quang Trung - Cục Trưởng Cục Công nghiệp địa phươngvà Ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hội nghị Công thương là hoạt động thường niên của Bộ Công Thương được tổ chức luân phiên tại các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên với mục đích chính trao đổi thông tin nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan trong công tác quản lý nhà nước của các Sở, ngành ở địa phương để tăng cường liên kết, phát triển ngành Công Thương.
Ngày 11/7, tại Hội nghị Khuyến công, tổng kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2017 được duyệt của 15 tỉnh, thành phố khu vực là 48.331 triệu đồng, tăng 20,85% so với kế hoạch năm 2016. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc (KCQG) là 23.600 triệu đồng, kinh phí khuyến công địa phương (KCĐP) là 24.731 triệu đồng, tăng 14,31%.
20170711 133741
Ngay từ khi được phê duyệt kế hoạch, các tỉnh, thành phố khu vực MT-TN đã rất tích cực triển khai thực hiện. Tính đến hết tháng 6/2017, hoạt động khuyến công khu vực đã tổ chức trình diễn được 8 mô hình trình diễn kỹ thuật; hỗ trợ được 79 cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại vào dây chuyền sản xuất công nghiệp; tổ chức 2 hội chợ hỗ trợ gần 149 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ trong nước; hỗ trợ thực hiện việc đăng ký và xây dựng thương hiệu cho 3 cơ sở CNNT; hỗ trợ thành lập 10 doanh nghiệp CNNT,...Với nội dung hỗ trợ tư vấn phát triển công nghiệp, theo kế hoạch năm 2017, cả vùng đã có 11/15 trung tâm thực hiện hoạt động này. Tổng doanh thu dự kiến theo kế hoạch là 9.889 triệu đồng, tư vấn cho khoảng 182 dự án. 6 tháng đầu năm, các địa phương đã thực hiện tư vấn cho 72 dự án, với doanh thu đạt 1.769 triệu đồng.
Công tác quản lý nhà nước về khuyến công của khu vực ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Tổ chức hệ thống khuyến công đã được quan tâm đầu tư, kết nối hoạt động ngày càng hiệu quả. Công tác xây dựng, thẩm định đề án, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và thanh quyết toán các đề án khuyến công đã có chuyển biến tích cực. Hoạt động khuyến công đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công giai đoạn, trên cơ sở cụ thể hoá kế hoạch bằng các dự án, đề án. Quy mô và chất lượng các đề án khuyến công ngày càng được nâng cao và có tác động rõ nét đến phát triển công nghiệp ở nông thôn. Lãnh đạo tỉnh, các ngành, các cấp đã quan tâm đến hoạt động khuyến công trong vai trò khuyến khích thúc đẩy phát triển CNNT của các địa phương. Do đó, sự quan tâm ủng hộ về khuyến công ngày càng được tăng cường. Có địa phương đã bố trí ngân sách cấp huyện, thị xã hỗ trợ cho các đề án khuyến công. Nhiều trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã được quan tâm kiện toàn, củng cố và đầu tư cơ sở vật chất, tăng số lượng biên chế, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ.
20170711 133840
Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan so với các năm trước, tuy nhiên hoạt động khuyến công khu vực MT-TN vẫn còn hạn chế cần được khắc phục, cụ thể: công tác khảo sát xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề án khuyến công và chất lượng đề án của một số địa phương chưa đa dạng, ít các đề án mang tính điển hình tiên tiến và tính lan tỏa cao. Nội dung hoạt động khuyến công chưa được đa dạng hóa, mở rộng vẫn tập trung vào các nội dung dễ làm, dễ thanh quyết toán. Việc đăng ký và triển khai thực hiện các đề án khuyến công chưa thực sự bám sát nhu cầu cơ sở CNNT, còn nhiều đề án phải điều chỉnh trong năm, cá biệt có một số đề án xin ngừng vì không triển khai được. Tổ chức thực hiện và tạm ứng, thanh toán kinh phí khuyến công nhìn chung còn chậm so với tiến độ và yêu cầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch chung. Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp của một số địa phương chưa được đẩy mạnh, nguồn thu từ hoạt động này còn thấp, số lượng dự án và doanh thu từ hoạt động tư vấn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của các trung tâm.
20170711 162116
Để khắc phục các vần đề còn tồn tại, hạn chế và hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ khuyến công năm 2017 của khu vực, tại Hội nghị các đại biểu đều thống nhất thực hiện các giải pháp, cụ thể như: các Sở Công Thương tích cực triển khai và và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán kinh phí nhà nước năm 2017 và các văn bản chỉ đạo liên quan qua đó, thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác khuyến công trên địa bànCác địa phương tập trung triển khai các đề án khuyến công được giao đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng; quản lý sử dụng có hiệu quả kinh phí khuyến công năm 2017; thực hiện công tác thanh quyết toán, thanh lý các hợp đồng các đề án khuyến công theo đúng quy định; ; tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của các trung tâm khuyến công, bao gồm; kiện toàn, củng cố tổ chức; bố trí biên chế hợp lý; đầu tư cơ sở vật chất theo hướng chuyên nghiệp hóa để tổ chức triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn; tăng cường công tác hướng dẫn kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các đề án khuyến công, đảm bảo hoàn thành các đề án khuyến công được giao đúng tiến độ, sử dụng kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ cũng như các quy định về hoạt động khuyến công; tăng cường đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về công tác khuyến công, cải cách thủ tục hành chính để công tác khuyến công trong thời gian tới ngày càng hoạt động hiệu quả.
Ngày 12/7, tại hội nghị ngành Công thương, trong 6 tháng đầu năm 2017, do Sở Công Thương các tỉnh trong khu vực đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai Chương trình hành động của Bộ Công Thương và UBND tỉnh thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, cùng với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp nên kết quả hoạt động công nghiệp và thương mại của khu vực trong năm 2016 và 6 tháng đầu năm 2017 được đánh giá là ổn định và có sự tăng trưởng cao, kết quả cụ thể: hoạt động sản xuất công nghiệp của Vùng có mức tăng trưởng khá và cao hơn so với mức tăng trưởng chung của cả nước, cơ cấu nội bộ công nghiệp có bước chuyển dịch với tỷ trọng của công nghiệp chế biến,chế tạo tăng dần; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội khu vực MT-TN có mức tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước. Công tác xúc tiến thương mại được đẩy mạnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường, giải phóng hàng tồn kho,...
Các địa phương trong khu vực đã chủ động mở rộng tìm kiếm khách hàng tại các thị trường mới thâm nhập, các doanh nghiệp đã tận dụng khai thác nhiều lợi thế hàng hóa Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan do các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu; cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp, thương mại được quan tâm đầu tư, cải thiện đáng kể. Việc đầu tư phát triển CCN đã bước đầu đáp ứng được mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nông thôn. Công tác quản lý thị trường được chỉ đạo thường xuyên góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ổn định thị trường trong từng địa phương và khu vực, đồng thời nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật trong kinh doanh.
Hoạt động liên kết phát triển giữa các địa phương trong Vùng đã được chú trọng và đẩy mạnh hơn trên các lĩnh vực như chia sẻ thông tin về công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh thương mại. Công tác kết nối giao thương hàng hoá được tăng cường, công tác phối hợp trong việc xử lý các vi phạm của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh được duy trì thường xuyên và có nền nếp.
Về mục tiêu 6 tháng cuối năm, khu vực miền Trung-Tây Nguyên, trên cơ sở dự báo kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm và tình hình thực tế, để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2017, ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố Vùng duyên hải MT-TN phấn đấu trong 6 tháng cuối năm đạt được các chỉ tiêu cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp phấn đấu đạt 189.100 tỷ đồng, đưa giá trị sản xuất cả năm 2017 đạt 368.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phấn đấu đạt 317.000 tỷ đồng, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2017 đạt 630.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 3,7 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2017 đạt 7,6 tỷ USD, đạt 100% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 1,9 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm 2017 đạt 3,7 tỷ USD, đạt 97, % kế hoạch.20170711 165229
Để đạt được mục tiêu kế hoạch năm 2017, góp phần quan trọng vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020 và thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của toàn ngành công thương, toàn thể đại biểu tham dự Hội nghị đã nhất trí với các giải pháp nhiệm vụ đã đề ra trong báo cáo, cụ thể:  các Sở, Ngành tăng cường công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh và phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về vốn, tín dụng, giá nguyên vật liệu, giải phóng mặt bằng, cấp điện, xuất nhập khẩu, thị trường tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất công nghiệp, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu; các tỉnh, thành phố trong vùng chủ động, tích cực đề xuất thực hiện liên kết vùng; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương để đẩy mạnh liên kết vùng nhằm khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vùng; các địa phương trong khu vực quan tâm công tác xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tiêu chí số 4 về điện nông thôn và tiêu chí số 7 về hạ tầng thương mại nông thôn; các địa phương quan tâm công tác kêu gọi đầu tư, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; triển khai thực hiện Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp; tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, đào tạo về lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế để giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các quy định mới, áp dụng hiệu quả các kết quả do các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký kết. Tăng cường triển khai các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại nhằm khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm.
Để tiếp tục phát triển mối quan hệ gắn bó trong ngành Công Thương từ Trung ương với các địa phương nhằm tăng cường công tác hỗ trợ, phối hợp và thúc đẩy mọi hoạt động của Ngành đối với các tỉnh, thành phố trong khu vực, Bộ Công Thương đồng ý với đề nghị của các Sở Công Thương về việc giao Sở Công Thương tỉnh Phú Yên đăng cai, phối hợp với Cục Công nghiệp địa phương tổ chức Hội nghị ngành công thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2018.
20170711 164858
Song song với Hội nghị, Hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2017 cũng diễn ra từ ngày 11-17/7.
vilaco1
Hội chợ - triển lãm lần này, quy tụ 400 gian hàng của 200 DN trong cả nước, bao gồm các sản phẩm công nghiệp đặc trưng; sản phẩm thuộc các ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống; sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân, thợ giỏi, các tổ hợp tác, hợp tác xã và cơ sở sản xuất kinh doanh, hàng tiêu dùng và dịch vụ viễn thông... Hội chợ, triển lãm hàng CNNTTB khu vực miền Trung - Tây nguyên năm 2017 là hoạt động được hỗ trợ từ chương trình khuyến công, tiểu thủ công nghiệp các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước nhằm tạo ra mối liên kết thương mại giữa các nhà sản xuất với các DN, các nhà đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh và thu hút các đối tác đến đầu tư và gắn kết các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, văn hóa và du lịch.
Cắt băng Huế
Thông qua hội chợ lần này sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, đồng thời tiếp thu ý kiến góp ý của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong khu vực. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, việc tổ chức hội chợ sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, góp phần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Tỉnh Đắk Lắk đã tham dự 10 gian hàng với các mặt hàng: Cà phê rang xay, Bơ, Trà Thảo mộc, đồ gỗ - mỹ nghệ…

Tác giả: PHT-TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây