Hiệu quả hỗ trợ bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn

Thứ hai - 02/01/2023 20:08
Trong bối cảnh thị trường tiêu dùng ngày càng cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các cơ sở công nghiệp nông thôn không ngừng đầu tư cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn, nhu cầu, thị hiếu của thị trường ngày càng gây gắt, để tồn tại và phát triển phải xây dựng thương hiệu vững mạnh trở thành một yếu tố tất yếu. Đây là một trong những giải pháp phát triển bền vững mà Đắk Lắk đang hướng tới thông qua việc chú trọng, đẩy mạnh xây dựng và phát triển các thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn. Trong đó xây dựng hệ thống nhãn diện thương hiệu là đáng quan tâm hàng đầu. Nắm bắt được vấn đề đó trong thời gian qua, từ nguồn vốn khuyến công Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk đã tích cực đẩy mạnh hoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm CNNT nhằm tăng giá trị sản phẩm, tạo sức hút với người tiêu dùng.
Hiệu quả hỗ trợ bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu các sản phẩm công nghiệp nông thôn
Đắk Lắk là một trong 05 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng, độ cao trung bình 400 – 800 m so với mặt nước biển; phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp với Vương quốc Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Có diện tích 1.3070,40 km2, dân số khoảng gần 1.9 triệu người, cùng nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng, đặc biệt truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai… khoảng 300.000 ha đất đỏ bazan màu mỡ, được đánh giá là loại đất tốt nhất trên thế giới, là vùng đất lý tưởng thích hợp trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn trái như cà phê, tiêu, cao su, bơ, sầu riêng, các loại hạt…, với sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, sự đa dạng về văn hóa truyền thống, kinh nghiệm, sự cần cù, siêng năng và khéo léo của người bản địa, Đắk Lắk sở hữu nhiều sản phẩm đặc sản, gắn với đặc trưng và mang bản sắc vùng miền, với tiềm năng sẵn có Đắk Lắk đã có nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn đa dạng và phong phú về chủng loại do các cơ sở, doanh nghiệp bản địa sản xuất có chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển hướng đến thị trường xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của tỉnh và  cạnh tranh khóc liệt của thị trường cần có sự cải tiến về mẫu mã sản phẩm, bao bì, nguồn góc rõ ràng của các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.
Từ những điển hình đầu tiên…
Điển hình là Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp Đắk Lắk. Từ nguồn kinh phí khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghiệp đã triễn khai hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã, logo, truy xuất nguồn góc, bao bì đóng gói sản phẩm cho 05 nhãn hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn năm 2021 thuộc nhóm ngành sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản và thực phẩm. Trong đó có nhiều thương hiệu là đặc sản của địa phương như: Bột rau củ quả của Hợp tác xã Nông nghiệp thương mại dịch vụ Ea Bar huyện Buôn Đôn; Trà Gạo lức Mộc Hoa của Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Bích Nguyên huyện Buôn Đôn; Macca Lê Xuân Khương của Hộ kinh doanh Lê Xuân Khương huyện Cư Kuin; Caffee Nam Tây Nguyên của Công ty TNHH cà phê Nam Tây Nguyên huyện Cư Kuin; Cà phê bột Lợi Lam của Công ty TNHH Lợi Lam cà phê Việt Gap huyện Krông Năng. Tiếp nối các hoạt động của giai đoạn cũ năm 2022 Trung tâm hỗ trợ cho 05 cơ sở Công nghiệp nông thôn về hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thiết kế cải tiến các mẫu mã, bao bì, nhãn mác và đăng ký nhãn hiệu cụ thể: Hộ kinh doanh mua bán rang xay các loại nông sản với sản phẩm MACCA (Organic) NGỌC DUNG; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thăng Long Đắk Lắk với sản phẩm cà phê NARAKA; Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất thu mua, chế biến và tiêu thụ ca cao huyện Ea Kar với sản phẩm socola Thái Đăng Chocolate; Hợp tác xã  nông nghiệp 714 với sản phẩm gạo thơm ST 25 EAKAR; Hợp tác xã  nông nghiệp Hoa Hướng Dương với sản phẩm Trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm . Việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhằm đảm bảo quyền lợi, khẳng định giá trị của sản phẩm, đồng thời khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Ngoài ra cũng là cách giúp người tiêu dùng các sản phẩm từ đó lựa chọn được các sản phẩm uy tín, có chất lượng.
Bộ Nhận diện thương hiệu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thăng Long Đắk Lắk

… đến hiệu quả thiết thực
Có thể thấy việc đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tư vấn thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như logo, nhãn mác, bao bì sản phẩm, thẻ nhân viên, danh thiếp, đồng phục, giấy viết thư, phong bì thư… trên những sản phẩm cho các cơ sở mà Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ là yếu tố hữu hình có thể nhìn thấy được đại diện cho doanh nghiệp nhờ hệ thống nhận diện thương hiệu đầy đủ mà truyền tải thông tin, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đến mọi người đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Qua đó, sản phẩm của các cơ sở kinh doanh có bộ nhận diện thương hiệu trên các sản phẩm so với các thương hiệu khác, nhờ vào sự khác biệt thương hiệu riêng biệt này giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đối với khách hàng. Củng cố niềm tin của doanh nghiệp của mình đối với khách hàng, đối với một thương hiệu chất lượng, phát triển vững bền thì sẽ có được tín nhiệm từ đối tác cũng như khách hàng. Tăng lợi thế trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, tâm lý của nhà đầu tư cũng như khách hàng, thương hiệu càng chất lượng càng có độ tin cậy cao. Giảm bớt chi phí quảng cáo cho thời gian về lâu dài, khi thương hiệu đã có được địa thế trong nền kinh tế thì khách hàng và đối tác sẽ tự tìm đến mà không cần phải quảng cáo.
Các sản phẩm sau khi được hỗ trợ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (logo, bao bì sản phẩm, thẻ nhân viên, danh thiếp, đồng phục, giấy viết thư, phong bì thư) và được bảo hộ nhãn hiệu sẽ có sức cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, tạo ra ấn tượng dài lâu trong tâm trí của khách hàng, giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn tránh sự xâm phạm nhãn hiệu hoặc tránh bị mất nhãn hiệu của mình. Từ đó gia tăng giá trị, thúc đẩy sản phẩm tham gia tốt hơn vào thị trường, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lai, tạo sự phát triển bền vững cho cơ sở công nghiệp nông thôn.
2
Bộ Nhận diện thương hiệu Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Hướng Dương tại Buôn Cư Ênun B, xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 
Bà Nguyễn Thị Anh Đào - chủ tịch hội đồng quản trị của Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Hướng Dương tại Buôn Cư Ênun B, xã Dang Kang, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, cho biết “sự hỗ trợ của Trung tâm về xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm là một quyết định đến sự phát triển lâu dài của sản phẩm trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm trong xu thế hội nhập như hiện nay, góp phần tăng giá trị, tạo hình ảnh biểu trưng đại diện cho Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Hướng Dương nhằm mục đích chống sự xâm phạm chiếm hữu trái phép, nhái hoặc giả mạo nhãn hiệu riêng của cơ sở công nghiệp nông thôn, đảm bảo sự phát triển bền vững cho sản phẩm, tạo niềm tin, uy tín của cơ sở đối với người tiêu dùng nhất là những sản phẩm là thực phẩm tiêu dùng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Từ đó thể hiện được đặc tính sản phẩm Trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm một cách rõ nét nhất và định vị sản phẩm trong tâm thức của người tiêu dùng; đặc biệt là khách du lịch khi nhắc đến Đắk Lắk nói chung và thương hiệu Trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm nói riêng”.
Có thể thấy việc đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tư vấn thiết kế xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn của Trung tâm đã mang lại những hiệu quả rất tích cực, góp phần hỗ trợ các đơn vị mở rộng quy mô, tăng năng suất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đồng thời đảm bảo nguyên liệu đầu ra ổn định cho bà con sản xuất, góp phần ổn định kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó còn là động lực để các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao nhận thức, quan tâm chú trọng hơn đến thiết kế logo, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm trong thời gian tới. 
Đại diện Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk cho biết việc hỗ trợ Tư vấn thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn là giải pháp hữu hiệu nhằm tăng khả năng nhận diện, nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại địa phương. Các sản phẩm sau khi được hỗ trợ đã tăng sức cạnh tranh đáng kể giá trị cho sản phẩm CNNT của tỉnh. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, với sự hỗ trợ tích cực của Trung tâm các sản phẩm CNNT của tỉnh Đắk Lắk sẽ có sự chuyển biến và đổi mới mạnh mẽ trong thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu để nâng tầm các sản phẩm, qua đó tạo cơ hội thuận lợi đưa sản phẩm tiếp cận với các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế.
Một số hình ảnh:
11122
Thiết kế danh thiếp của Hợp tác xã nông nghiệp Hoa Hướng Dương cho sản phẩm Trà Hoa Hòe Tĩnh Tâm
Hình ảnh thiết kế bao bì sản phẩm Macca Ngọc Dung
Hình ảnh bao bì gói socola miếng của sản phẩm Thái Đăng Chocolate
1111

Nguồn tin: Lê Hàng Ngọc Bích (TTKC)

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,121.66 16,284.50 16,820.26
CAD 18,077.48 18,260.08 18,860.83
CNY 3,423.46 3,458.04 3,572.35
EUR 26,475.36 26,742.79 27,949.19
GBP 30,873.52 31,185.37 32,211.36
HKD 3,153.19 3,185.04 3,289.82
JPY 156.74 158.32 166.02
SGD 18,143.91 18,327.18 18,930.14
USD 25,088.00 25,118.00 25,458.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây