Thủ tướng chính phủ công bố quyết định ban hành quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia việt nam

Thứ hai - 14/10/2019 23:45
Ngày 8/10/2019, Thủ tướng chính phủ công bố Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia việt nam.
 
        Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện chương trình thương hiệu quốc gia việt nam nhằm thúc đẩy phát triển ngoại thương, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam thông qua sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; Bảo đảm nguồn lực để thực hiện phù hợp với mục tiêu và năng lực tổ chức triển khai từ trung ương đến địa phương; phát huy sự chủ động tham gia và đóng góp của cộng đồng xã hội vào quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình; Bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành thực hiện các hoạt động để thực hiện Chương trình.
        Bộ Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình, Đơn vị chủ trì đề án là các bộ, ngành được giao nhiệm vụ thực hiện các đề án thuộc Chương trình;
        Theo đó, Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp hàng năm; Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia; Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương để đảm bảo chi phí cho các hoạt động.
       Nội dung hoạt động của Chương trình: Xây dựng mục tiêu, chiến lược, Chương trình trong từng thời kỳ; Xây dựng hệ thống tiêu chí của Chương trình; Bảo hộ biểu trưng và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam ở trong và ngoài nước. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước; Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước; Các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3; điểm e, điểm g khoản 6 Điều này do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện; Các nội dung quy định tại khoản 4; điểm a, điểm c khoản 5 do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ việc đáp ứng các tiêu chí xét chọn của Chương trình cho các đối tượng tham gia là doanh nghiệp có nhu cầu, tiềm năng đạt được các tiêu chí của Chương trình; Các nội dung quy định tại điểm b khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều này do các đơn vị chủ trì đề án thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
        Quy trình xây dựng, phê duyệt, bổ sung, điều chỉnh đề án thuộc Chương trình Xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Việc xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được tổ chức định kỳ 02 năm một lần vào các năm chẵn; Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam trước ngày 31 tháng 3 của năm xét chọn đến Bộ Công Thương; Hồ sơ đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam gồm các giấy tờ, tài liệu không cần chứng thực; Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này) cho doanh nghiệp để bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp bổ sung hồ sơ đầy đủ trước ngày 01 tháng 5 của năm xét chọn; Trước ngày 30 tháng 9 của năm xét chọn, cơ quan quản lý Chương trình có trách nhiệm thông báo kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tới các doanh nghiệp; Kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam có hiệu lực 02 năm kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định công nhận danh sách sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương về việc tuân thủ các quy chế và quy định của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam qua hộp thư điện tử hoặc bản giấy gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở của cơ quan quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế này.
        Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam được phép sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
        Bộ Công Thương xem xét hủy kết quả xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam của doanh nghiệp trong các trường hợp sau: Gian lận, giả mạo giấy tờ, tài liệu trong quá trình xây dựng, nộp hồ sơ tham gia Chương trình; Gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong nước và nước ngoài; Lợi dụng hình ảnh và Thương hiệu quốc gia Việt Nam để trục lợi, vi phạm pháp luật; Vi phạm quy chế quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế này; Bị cơ quan chức năng xử lý hình sự, xử phạt hành chính có áp dụng hình thức tăng nặng; Giải thể, phá sản.
        Xem tải quyết định tại đây./.

Tác giả: Lê Bích-TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,781.47 15,940.87 16,452.24
CAD 17,962.12 18,143.56 18,725.59
CNY 3,438.94 3,473.67 3,585.64
EUR 26,307.40 26,573.13 27,749.81
GBP 30,708.07 31,018.25 32,013.29
HKD 3,165.97 3,197.95 3,300.53
JPY 160.50 162.12 169.87
SGD 18,152.89 18,336.25 18,924.46
USD 25,133.00 25,163.00 25,473.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây