Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Thứ hai - 02/09/2019 22:45
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công Thương mà trực tiếp là Cục Công Thương địa phương, Sở Công Thương Đắk Lắk, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk trong thời gian qua đã triển khai và thực hiện các chương trình, hoạt động khuyến công theo kế hoạch được giao, qua đó đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Qua thống kê tổng hợp, hoạt động khuyến công giai đoạn 2014-2018 đã triển khai 97 đề án, tổng nguồn vốn thực hiện 26.690.571.427 đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 9.582.045.227 đồng, vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn: 17.108.526.200 đồng .
Năm 2019, hoạt động khuyến công của tỉnh triển khai 19 đề án,  tổng nguồn vốn thực hiện 5,724 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 2,459 tỷ đồng, vốn đối ứng của các cơ sở công nghiệp nông thôn: 3,265 tỷ đồng, hiện nay việc triển khai thực hiện các đề án theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra (Khuyến công quốc gia có 1 đề án hỗ trợ đổi mới thiết bị trong sản xuất, chế biến cà phê hòa tan với kinh phí hỗ trợ 300 triệu đồng)
Các chương trình, hoạt động khuyến công đặc biệt là việc Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào trong sản xuất đã góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn xác định hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, từng bước nâng cao được năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp phát triển, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời, hoạt động khuyến công đã góp phần khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi, kết quả đã đạt được trong thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh cũng còn một số khó khăn tồn tại trong quá trình triển khai thực hiện như:
Quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án/ dự án khuyến công ở giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian như: khảo sát, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và khả năng xây dựng, lựa chọn các đề án khuyến công có tính khả thi; chưa có kế hoạch đồng bộ hỗ trợ chuyển tiếp, nhân rộng sau khi thực hiện các đề án; mức hỗ trợ còn khiêm tốn so với tổng chi phí đầu tư nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. 
Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách và các hoạt động khuyến công, các mô hình khuyến công có hiệu quả tuy có được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đa dạng, sức lan tỏa của để án khuyến công chưa cao dẫn đến nhiều đối tượng thụ hưởng chưa tiếp cận đầy đủ thông tin và các chính sách của Trung ương, của tỉnh về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.
Phần lớn các cơ sở CN-TTCN trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk nói chung hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, nguồn lực tài chính đầu tư đổi mới ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, phát triển sản xuất kinh doanh chưa mạnh do đó quá trình triển khai hoạt động khuyến công, có tình trạng đối tượng thụ hưởng xin tạm dừng, chuyển đầu tư hoặc chuyển sang năm sau, gây ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai thực hiện công tác khuyến công.
Nhận thức của một số cán bộ, chính quyền các địa phương, các doanh nghiệp về hoạt động khuyến công chưa đầy đủ, do đó sự phối hợp trong quá trình triển khai đôi khi chưa thực sự hiệu quả. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công chưa thật sự mạnh, nhất là trong lĩnh vực tư vấn, hướng dẫn các cơ sở trong đầu tư, phát triển công nghiệp nông thôn.
Từ những hạn chế nêu trên, để hoạt động khuyến công đạt hiệu quả cao hơn và là động lực thúc đẩy sự phát triển CN-TTCN, góp phần gia tăng giá trị sản xuất chung của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như sau:
1. Giải pháp về tăng cường vai trò công tác thông tin, tuyên truyền đến các đối tượng thụ chính sách khuyến công:  Phát hành bản tin, chuyên mục về chức năng, nhiệm vụ và các chính sách liên qua đến hoạt động khuyến công trên báo, đài, Website… để giúp các đối tượng thụ hưởng chính sách khuyến công nắm bắt thông tin kịp thời và đề xuất nội dung hỗ trợ phù hợp với chương trình khuyến công; Tăng cường cập nhật, trao đổi thông tin, phối hợp với UBND, phòng kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã thành phố, khảo sát thực tế tại cơ sở CN-TTCN để nắm bắt nhu cầu của các doanh nghiệp lựa chọn, có giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất thích hợp, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung hoạt động khuyến công hàng năm nhằm triển khai thực hiện hiện mang lại hiệu quả cao;  
2. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công:  Rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với các các văn bản pháp lý quy định cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công của Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi, quản lý chương trình, kế hoạch, đề án, dự án khuyến công, đồng thời tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động khuyến công. Quản lý chặt chẽ công tác khuyến công từ các khâu thẩm định, thực hiện đề án, quá trình thanh quyết toán kinh phí khuyến công, nhằm tăng hiệu quả hoạt động khuyến công. Chỉ đạo các đơn vị liên quan, doanh nghiệp tham gia triển khai, phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án khuyến công.
3.Giải pháp về huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công:  Bên cạnh nguồn kinh phí khuyến công địa phương hàng năm, cần chủ động, tranh thủ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia để hỗ trợ triển khai thực hiện hoạt khuyến công bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả nhất.
4. Giải pháp về nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm cho cơ sở CN-TTCN
- Về nguồn nhân lực: Tăng cường, chú trọng công tác đào tạo, tư vấn, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức đầu tư vào sản xuất công nghiệp - TTCN. Hàng năm tổ chức các cuộc đối thoại với các cơ sở, doanh nghiệp để lắng nghe và giải quyết kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện cho hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh công nghiệp nông thôn.
- Về thị trường: Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN tiến hành tham gia các hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm hiểu, khảo sát thị trường thông qua việc tham gia các kỳ hội nghị, hội chợ, triển lãm để từ đó có những hoạt động giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp;
5. Giải pháp về hỗ trợ cải tiến, đổi mới công nghệ:  Tăng cường tư vấn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN tìm hiểu, hợp đồng mua máy móc, thiết bị công nghệ phù hợp để nâng cao năng lực sản xuất và phát huy tối đa hiệu quả việc sản xuất, kinh doanh của cơ sở; Khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất Công nghiệp nông thôn. Ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường, thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
 

Tác giả: Trương Ngọc Minh - Giám đốc TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
Code Buy Transfer Sell
AUD 16,086.35 16,248.84 16,769.95
CAD 18,195.12 18,378.91 18,968.33
CNY 3,456.34 3,491.25 3,603.76
EUR 26,544.10 26,812.22 27,999.27
GBP 30,775.52 31,086.38 32,083.34
HKD 3,179.16 3,211.27 3,314.26
JPY 160.26 161.88 169.61
SGD 18,307.44 18,492.37 19,085.43
USD 25,148.00 25,178.00 25,488.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây