Đắk Lắk: Tiềm năng nông sản.

Thứ ba - 28/05/2019 03:35

Đắk Lắk: Tiềm năng nông sản.

Đắk Lắk là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm của Vùng Tây nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên là 13.125 km2, được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn đất đỏ bazan màu mở với hơn 300 ngàn ha cùng điều kiện khí hậu ôn hòa khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, nhất là cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, điều, tiêu và cây công nghiệp ngắn ngày bông vải, sắn, ngô, đậu tương, đậu đỗ các loại…
Bên cạnh lợi thế về điều kiện tự nhiên, thì hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng không của tỉnh nối với Hà nội, TP HCM các tỉnh Gia Lai, Khánh hòa, Lâm Đồng và các tỉnh miền Đông Nam bộ, đang ngày càng được nâng cấp, cải tạo đầu tư khá hoàn thiện là cơ hội cho việc giao thương với các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.

Do vậy việc tăng cường công tác xúc tiến  tiêu thụ hàng hóa nông sản để mở rộng thị trường cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa là hoạt động thường xuyên liên tục và không ngừng đổi mới của công tác xúc tiến thương mại của địa phương.
 ĐăkLăk có các mặt hàng nông sản chủ lực như:
1 Cà phê: Cà phê Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk đã nổi tiếng trong và ngoài nước về các lợi thế, điều kiện đặc thù tự nhiên, điều kiện sinh thái và kỷ năng của con người trên vùng đất này  làm cho sản phẩm cà phê trong vùng có chất lượng cà phê tốt hơn nhiều vùng sản xuất cà phê  Robusta khác trong và ngoài nước. Từ đó chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta đã được nhà nước Việt Nam công nhận và bảo hộ, trở thành tài sản Quốc gia từ tháng 10 năm 2005. Được mệnh danh là “Thủ phủ cà phê Việt Nam” Đắk Lắk hiện có hơn 200.000 ha cà phê, với sản lượng đạt trên 460.000 tấn cà phê nhân/năm; hàng năm xuất khẩu trên 60 quốc gia vùng lãnh thổ; Kim ngạch xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 500 triệu USD mỹ. Bên cạnh cà phê nhân thì các sản phẩm cà phê đã qua chế biến như cà phê bột, cà phê hòa tan… cũng góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
c389a7e72714c24a9b05 copy

2 Cao su: Cao su cũng là cây công nghiệp chủ lực, kinh tế mũi nhọn của Đắk Lắk, góp phần đáng kể trong việc phát triển nền kinh tế, ổn định và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Diện tích cao su hiện có tại Đắk Lắk là trên 40.000 ha ; với sản lượng mỗi năm đạt trên 30.000 tấn. Thị trường xuất khẩu trên 24 nước, chủ yếu là  Đức, Hà Lan, Malaixia, Mỹ, Trung Quốc.
3 Hồ tiêu:  Nằm trong nhóm sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh Đắk Lắk; hiện có trên  37.000 ha hồ tiêu; sản lượng đạt gần 78.000 tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 trên 35 triệu USD mỹ, thị trường xuất khẩu trên 20 nước, chủ yếu là các nước: Ai Cập, Ấn Độ, Hà Lan, Indonesia, Singapore, Thái Lan, hầu hết là xuất khẩu sản phẩm thô.
4 Hạt điều: Diện tích hiện nay hơn 23.000 ha sản lượng đạt trên 25.000 tấn. Điều xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc (50%), Mỹ (30%), Còn lại qua các thị trường Hồng Kông, Đài Loan, Singapor (20%).
5 Ong và sản phẩm từ ong: Đắk Lắk có nhiều lợi thế cho phát triển ngành ong mật. Với gần 600.000 ha rừng tự nhiên, nhiều loại cây công nghiệp, có bạt ngàn hoa rừng, cà phê, cao su…là nguồn thức ăn dồi dào cho 220.000 đàn ong mật. Sản lượng hàng năm trên 15.000 tẩn sản phẩm ong mật, đạt kim ngạch xuất khâu gần 30 triệu USD mỹ. Ngoài ra còn sản xuất ra nhiều loại sản phẩm như Mật ong sửa chúa, nghệ viên mật ong, rượu ong…được người tiêu dung trong và ngoài nước ưa chuộng.
6 Tinh bột sắn: Sản lượng sắn của tỉnh trên 720.000 tấn, của 35.000ha, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các dự án của ngành công nghiệp chế biến tinh bột, thức ăn gia súc, cồn sinh học, Xuất khẩu gần 110.000 tấn tinh bột sắn, đạt trên 37 triệu USD mỹ. Việc đưa cây sắn vào trồngđã tận dụng được nhiều diện tích đất không trồng được các loại cây trồng khác do đất bạc màu và thiếu nước.
7 Ca Cao: Đắk Lắk có hơn 2.000 ha ca cao. Năng suất bình quân 10 tạ/ha, đạt hơn 2000 tấn,năm, nhu cầu sử sung ca cao trên thế giới vẫn đang tăng. Cây ca cao  hiện đang trở thành một trong những loài cây trồng được ưu tiên tại địa phương.
1235d92542d6a788fec7 copy

8 Ngô (Bắp): Diện tích gieo trồng ngô khoảng 120.000 ha, sản lượng hàng năm trên 650.000 tấn. Cung ứng số lương lớn về nguyên liệu cho các nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật thành công, tạo ra nhiều giống ngô cho sản lượng cao làm gia tăng sản lương ngô của cả nước, tạo áp lực cho việc ổn định giá cả và thị trường đầu ra cho loại nông sản này.
9 Các loại cây ăn quả: Với điều kiện khí hậu tự nhiên, đất dai màu mỡ cũng như điều kiện khí hậu rất thích hợp để phát triển nhiều loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Hiện tại có trên 20.000 ha cây ăn quả các loại, trong đó: Sầu riêng 6000 ha, sản lượng 50.000 tấn; xoài 950 ha, sản lượng 7000 tấn; Vải 632 ha, sản lượng 2.600 tấn; có trên 5.600 ha bơ, cho sản lượng trên 35.000 tấn bơ quả xanh; cây ăn quả còn có chôm chôm tróc vỏ, mít tố nữ, măng cụt, cây có múi, nhãn lòng, mãng cầu, dứa… Sản phẩm trái cây Đắk Lắk đa dạng về chủng loại, không những tiêu thụ tại địa phương mà còn đáp ứng thị trường trong cả nước. Những loại trái cây rất giàu dinh dưỡng và có giá trị xuất khẩu như: sầu riêng được coi là thực phẩm ngon dùng để khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu suy nhược vì trong thành phần múi sầu riêng có chứa nhiều đường và tinh bột, khoáng tố vi lượng, đặc biệt hàm lượng vitamin C và D rất cao; Mít có trên 1.100 ha, cho sản lượng gần 30.000 tấn mít quả, ngoài ăn tươi còn được chế biến thành nhiều sản phẩm như mít khô, mít sấy vẫn giữ được hương vị và màu sắc tiện lợi cho việc sử dụng; Mãng cầu xiêm ngọt và mãng cầu xiêm chua, cả hai loại chủ yếu là để ăn tươi và chế biến thành nước sinh tố giải khát; mãng cầu ta ( quả na) có vị ngọt thanh rất cao, có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích; Dứa (còn gọi là thơm) trồng trên đất bazan trái ngọt, thơm và mát…cùng rất nhiều loại cây trái khác chưa được quy hoạch thành vùng để sản xuất thành hàng hóa có giá trị
bbbf5941c2b227ec7ea3 copy

           Xuất khẩu nông sản của Đắk Lắk đã đạt được những thành tựu nổi bật, một số mặt hàng nông sản đạt kim ngạch cao như cà phê, hồ tiêu, tinh bột sắn, cao su, hạt điều…. Đắk Lắk trở là địa phương hàng đầu trong nước về xuất khẩu cà phê đã có mặt trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ
                     Để sản phẩm  nông nghiệp Đắk Lắk hướng tới giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững, Đắk Lắk mong muốn có sự liên kết hợp tác của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cùng sự ủng hộ phối hợp của tổ chức xúc tiến thương mại các địa phương tạo thuận lợi cho xúc tiến tiêu thụ nông sản tỉnh Đắk Lắk ngày một tốt hơn.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - PGĐ Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,744.51 15,903.54 16,414.36
CAD 17,859.08 18,039.48 18,618.89
CNY 3,362.04 3,396.00 3,505.60
EUR 26,047.45 26,310.56 27,476.69
GBP 30,507.55 30,815.71 31,805.49
HKD 3,090.38 3,121.59 3,221.86
JPY 159.05 160.66 168.34
SGD 17,917.31 18,098.29 18,679.60
USD 24,610.00 24,640.00 24,980.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây