Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là đề án Chương trình OCOP Đắk Lắk. Thời gian thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; phạm vi thực hiện các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đắk Lắk. Được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực thực hiện chương trình OCOP tham mưu đề xuất các cơ sở, chính sách và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh theo giai đoạn và hàng năm.
Trong đó, Giai đoạn năm 2019-2010: xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP; thực tiện tốt công tác tuyên tuyền, thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng về chương trình OCOP, sản phẩm OCOP; phát triển nguồn nhân lực đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP (tỉnh , huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, THT và chủ cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP; phát triển sản phẩm OCOP: lựa chọn, hoàn thiện, nâng cấp 27 sản phẩm thế mạnh trong nông nghiệp và dịch vụ du lịch nông thôn hiện có của các địa phương và tiêu chuẩn hóa; công nhận/ chứng nhận 1-2 sản phẩm 5 sao cao cấp quốc gia, 10-12 sản phẩm 3-4 sao cấp tỉnh; phát triển và cũng cố các tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP gắn với xây dựng 2 chuỗi giái trị; lựa chọn củng cố 20-30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp hiện có của các địa phương tham gia OCOP; xây dựng nhãn hiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP: rà soát và hoàn thiện 2 cụm điểm ki ốt bán sản phẩm OCOP tại thành phố Buôn Ma Thuột và 16 điểm ki ốt mua bán hàng ở 8 chợ huyện trung tâm, 4 cụm ki ốt bán hàng ở các chợ đầu mối; Duy trì chu trình OCOP thường niên tại cấp tỉnh và cấp huyện.
Giai đoạn năm 2021 – 2025, tầm nhìn 2030: Đánh giá hiệu quả của giai đoạn 1, duy trì 27 sản phẩm hiệu quả giai đoạn 1 và phát triển 57 sản phẩm mới giai đoạn 2, đề xuất định hướng mục tiêu giai đoạn tiếp theo, trong đó định hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm sau chế biến của cà phê, mật ong… và nâng cấp sản phẩm có sức cạnh tranh trung bình; phát triển mới 57 sản phẩm (tăng dần theo các năm tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi); phát triển mới 30-40 tổ chức kinh tế tham gia OCOP; phát triển 3-5 chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực; hàng năm mỗi huyện có ít nhất 3 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo OCOP
Tổng nguồn kinh phí thực hiện trên 101 tỷ đồng chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: vốn của doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế… ngoài ra, nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ bao gồm: Ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn vốn khuyến nông, khuyến công, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.
Xem nội dung chi tiết văn bản tại đây