Phái đoàn Thương mại Canada là đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Canada từ trước đến nay đến Việt Nam, thuộc chuỗi chương trình do Chính phủ Canada tổ chức trong khuôn khổ Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Canada. Trong chương trình lần này, Phái đoàn dự kiến sẽ tổ chức một số hoạt động nhằm tìm hiểu chính sách, thị trường và các cơ hội hợp tác kinh doanh mới tại Việt Nam. Các lĩnh vực chính của sự kiện bao gồm: Nông nghiệp và thực phẩm chế biến; Công nghệ sạch, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng xanh; Công nghệ thông tin, truyền thông (ICT), đô thị thông minh, chuyển đổi số; Khoa học sự sống (y sinh, sức khỏe, dược phẩm,…). (Thông tin chi tiết về thành phần tham dự, chương trình của sự kiện trong Công văn số 77/CNV-ĐP gửi kèm). Việc tham dự sự kiện sẽ là cơ hội để gặp gỡ, trao đổi và kết nối với đối tác Canada là các địa phương, doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực của sự kiện. Do Đắk Lắk chưa có nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác Canada.
Hoạt động sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 29 tháng 3 năm 2024, địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Canada hiện là đối tác ký kết Hiệp định thương mại RCEP, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho biết, tính đến hết tháng 7/2023, Việt Nam đã xuất khẩu 5,47 tỷ USD vào Canada, tăng nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm 2022. "Mức tăng trưởng xuất khẩu nhẹ so với năm 2022 của Việt Nam là dấu hiệu khá tích cực trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu của Canada có sự sụt giảm liên tục (giảm 2% so với cùng kỳ năm 2022)", Thương vụ đánh giá và cho biết, trong khối ASEAN tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Canada trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn cao hơn tất cả các quốc gia trong khu vực như: Indonesia, Malaysia hay Thái Lan... Ngoài ra, trong khối ASEAN, Việt Nam tiếp tục là đối tác nhập khẩu quan trọng nhất của Canada, chiếm 43% tổng kim ngạch Canada nhập khẩu từ khu vực. Đáng chú ý, trong nhóm các nước ASEAN, Philippines đang là nước có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu vào địa bàn cao nhất, đến gần 25%. Nhiều mặt hàng Canada đang quan tâm nhập khẩu từ Philippines như: Cao su, sắt thép... đều là những mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.
Kính mời các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có nhu cầu kết nối, liên hệ trực tiếp Sở Công Thương Đắk Lắk, Phòng Quản lý Thương mại - Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (0936487768 - zalo/viber) để hỗ trợ đăng ký hoặc liên hệ Chị Hoàng Tường Vân - Cục Ngoại vụ Bộ Ngoại giao, số điện thoại: 0915118836, email: cucngoaivu@gmai.com.