Hỏi đáp về tình huống xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (phần 3)

Thứ hai - 06/06/2022 04:54
Kiểm tra viên điện lực (KTVĐL) ở các Đơn vị điện lực có phản ánh một số bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sử dụng điện theo thẩm quyền. Tổng hợp các ý kiến phản ánh về bất cập, vướng mắc của KTVĐL, chúng tôi biên tập một số tình huống dưới dạng hỏi đáp về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực như sau:
Câu hỏi 5: Khi phát hiện hành vi trôm cắp điện với giá trị tài sản lượng điện trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên thì người thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính (khoản 9 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ). Vậy “Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền” ở đây được qui định như thế nào?
Đáp:
Theo qui định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 17/8/2015 giữa Bộ Công Thương - Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn chuyển hồ sơ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự, qui định “Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi xảy ra hành vi trộm cắp điện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ trộm cắp điện. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra, giải quyết của mình, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã nhận hồ sơ vụ việc có trách nhiệm chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết”.
z3470663789717 46fb081d0bd16b37421a58ca9b633d58
Kết hợp giữa ĐMTMN với kinh tế trang trại
Câu hỏi 6: Người chưa thành niên thả diều gây sự cố lưới điện xử lý như thế nào?
Đáp:
Hành vi thả diều gây sự cố lưới điện là hành vi vi phạm quy định về an toàn điện, theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP ngày 31/01/2022 của Chính phủ) có mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính”.
Việc xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp cần thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Khi xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn phải tuân thủ các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14), trong đó quy định “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền”./. (Còn tiếp)

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Lâm - Thanh tra Sở. ​​​​​​​

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây