Người tiêu dùng, mua bán lẻ cần biết để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Thứ hai - 18/12/2017 22:02
Hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng nhái…(tạm gọi là hàng giả) đang là vấn nạn trên toàn cầu. Đối với những nước kém phát triển, hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán, đời sống nhân dân còn thấp trở thành mảnh đất màu mỡ cho việc sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ hàng giả.

Nước ta nằm trong khu vực được đánh giá tiềm ẩn cao về việc kinh doanh, trung chuyển hàng giả. Hàng năm các lực lượng chức năng đã phối hợp với các tổ chức quốc tế, qua công tác kiểm tra, phối hợp giữa các lực lượng, qua nguồn cung cấp thông tin từ nhân dân… đã liên tục phát hiện bắt giữ, xử lý hành chính, hình sự hàng trăm vụ mỗi năm. Hàng giả, hàng kém chất lượng đa dạng, có mặt khắp mọi nơi, len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống. Từ hàng cao cấp, đến hàng tiêu dùng thông thường như: mỹ phẩm, thời trang, thiết bị xử lý dữ liệu, phần mềm, vật tư nông nghiệp, điện tử, gia dụng, áo quần giày dép, đồng hồ, máy tính, thực phẩm, bia rượi, dược phẩm, đồ chơi trẻ em, vật tư thiết bị, giống cây trồng…Hàng giả được sản xuất tinh vi về hình thức không thua kém hàng thật, có đầy đủ hóa đơn chứng từ, nhãn mác, tem chống giả. Đối với cơ quan chức năng việc phát hiện và đấu tranh với hàng giả còn rất nhiều khó khăn, trừ trường hợp các nhà sản xuất phối hợp, phát hiện quả tang các cơ sản xuất, nơi cất giấu với số lượng lớn... Ở tỉnh ta, tuy chưa phát hiện cơ sở sản xuất hàng giả, đầu mối cung cấp nhưng hàng giả, hàng kém chất lượng cũng được bày bán rải rác từ trung tâm thành phố đến các xã vùng sâu. Tuy số lượng không lớn nhưng cũng rất đa dạng.

Để người tiêu dùng, kinh doanh mua bán lẻ hạn chế việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng cơ quan chức năng đã có nhiều khuyến cáo, và hướng dẫn những điều cơ bản cần biết khi mua hàng nhằm tránh những thiệt hại không cần thiết. Khi tham gia mua bán hàng hóa người mua hàng cần phải:

1.Đối với hàng hóa có giá trị lớn, vật tư phục vụ sản xuất như: xe máy, điện tử- điện lạnh, gia dụng, giống cây trồng, phân bón…Người mua hàng phải yêu cầu người bán cung cấp đầy đủ hóa đơn bán hàng, phiếu bảo hành của nhà sản xuất kiểm tra thời gian bảo hành có phù hợp với hàng hóa; trên nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ thông tin bắt buộc như: tên hàng hóa, cơ sở sản xuất, thành phần, lô hàng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,hướng dẫn sử dụng, khuyến cáo an toàn,mã vạch. .Nhãn phải nguyên vẹn, không cạo sửa, dán đè nội dung trên nhãn. Đối với hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ, phiếu bảo hành và hướng dẫn sử dụng bằng tiếng việt, tem chống giả (nếu có), đơn vị nhập khẩu.

2. Đối với hàng hóa tiêu dùng thông thường khi mua hàng cần phải kiểm tra nhãn hàng hóa, trên nhãn phải có đầy đủ nội dung bắt buộc (tên hàng hóa, nhà sản xuất, thành phần, công bố chất lượng, lô hàng, mã vạch, ngày sản xuất, hạn sử dụng, khuyến cáo an toàn), trường hợp có in tiếng nước ngoài thì phải nhỏ hơn tiếng việt; ngoài ra kiểm tra đặc tính sản phẩm, điều kiện bảo quản có đúng theo qui định của nhà sản xuất in trên nhãn hay không. Sản phẩm phải nguyên đai, nhãn không bị tẩy xóa, sửa chửa, dán chồng lên nội dung ghi trên nhãn.Yêu cầu người bán hàng phải cung cấp hóa đơn bán lẻ.

Ngoài việc kiểm tra các nội dung trên, người tiêu nên chọn nhà bán hàng có uy tín, cơ sở kinh doanh có địa chỉ rõ ràng, hoặc sử dụng phần mềm kiểm tra xuất xứ từ mã vạch để xác định có phải hàng chính hãng hay không

Tác giả: Mai Thanh - TTKC & TVPTCN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây