Kết quả hoạt động Khuyến công Đắk Lắk năm 2017

Thứ năm - 18/01/2018 21:41
Tiếp tục thực hiện chương trình công tác khuyến công hàng năm, trong năm 2017, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk  tập trung triển khai công tác hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất  trên địa bàn tỉnh trên các mặt: Vốn, kiến thức, qui trình vận hành, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ…. nhằm giúp Doanh nghiệp, Cơ sở sản xuất  nâng cao năng lực quản lý điều hành hoạt động Sản xuất kinh doanh; nắm bắt thị trường, nắm bắt cơ hội hợp tác, mở rộng qui mô, tiến đến xây dựng thương hiệu…tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho doanh nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Trung tâm chú trọng đẩy mạnh thực hiện là triển khai các chương trình đề án khuyến công. Năm 2017 với 17 chương trình, đề án khuyến công được thực hiện, trong đó khuyến công quốc gia 02 đề án và khuyến công địa phương 15 đề án. Trung tâm đã tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị thụ hưởng nhanh chóng hoàn tất thủ tục, đưa vốn chương trình vào đầu tư máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng, trình độ tay nghề của người lao động …. Theo đó, đã có 400 triệu đồng từ nguồn khuyến công Quốc gia, 1.115 triệu đồng từ nguồn khuyến công địa phương được đưa vào thực tiễn, giúp cho các cơ sở sản xuất hoàn thiện qui trình sản xuất theo hướng cơ giới hiện đại hơn, hiệu quả hơn, bảo đảm các điều kiện về an toàn kỹ thuật cũng như về môi trường.  Cụ thể:
- Khuyến công Quốc gia hỗ trợ được 02 đề án: gồm Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất ngói màu không nung tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hoàng Thụ, huyện Ea Kar với tổng kinh phí thực hiện là 700 triệu đồng (kinh phí KCQG hỗ trợ 200 triệu đồng). Thông qua việc đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất các sản phẩm gạch, ngói không nung đáp ứng được thị trường tiêu thụ về chất lượng cũng cạnh tranh về giá cả, đề án đã góp phần thực hiện hiệu quả lộ trình thay thế gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh;  Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong dây chuyền rau củ quả tại Công ty TNHH Công Thương Miền Đông, huyện Ea Kar với tổng kinh phí thực hiện là 1.950 triệu đồng (kinh phí KCQG hỗ trợ 200 triệu đồng). Đề án nghiệm thu góp phần phát triển công nghiệp chế biến nông sản tại địa phương, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo việc làm lao động tại chỗ, ổn định bao tiêu vùng nguyên liệu cho nông dân tại địa phương và một số vùng lân cận.

1

- Khuyến công địa phương hỗ trợ được 15 đề án gồm:
+ Phối hợp với Hội nông dân tỉnh lập đề án tập huấn sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch và phổ biến chính sách khuyến công. Tổ chức thành công 02 lớp tập huấn cho 200 hội viên nông dân trong tỉnh với thời gian 02 ngày/ lớp, với tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ: 60 triệu đồng. Lớp tập huấn đã trang bị kiến thức cho hội viên nông dân trong việc sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch đóng góp vào việc giảm thiểu sự thất thoát nông sản sau khi thu hoạch, đồng thời nâng cao chất lượng và giá thành sản phẩm bán ra thị trường góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững và làm giàu chính đáng của hội viên nông dân. Bên cạnh đó, hội viên nông dân còn được phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến công; tiếp cận với nguồn kinh phí và các chính sách ưu đãi khác để mở rộng sản xuất kinh doanh.

h1

+ Phối hợp với huyện Ea H’leo tổ chức thành công 01 lớp tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phổ biến tuyên truyền chính sách khuyến công trên  địa bàn huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk cho 60 học viên bao gồm: cán bộ quản lí nhà nước, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn Huyện Ea H’leo trong thời gian 02 ngày, nhằm nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lí nhà nước, lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Ea H’Leo về nội dung áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp để doanh nghiệp có cơ sở từng bước thực hiện việc áp dụng sản xuất sạch hơn vào các hoạt động sản xuất và cải tiến công nghệ thiết bị tại đơn vị. Bên cạnh đó các doanh nghiệp nắm bắt được chính sách hỗ trợ chương trình Khuyến công. Với tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ: 60 triệu đồng.

h2

+ Phối hợp với Hội cơ khí tỉnh tổ chức 01 lớp tập huấn cho các học viên là công nhân, quản lý kỹ thuật đang hoạt động tại một số cơ sở gia công sản xuất cơ khí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP trong thời gian 04 ngày.

h3

Hỗ trợ máy móc, thiết bị trong dây chuyền sản xuất CN-TTCN thực hiện được 07 đề án gồm: Hỗ trợ máy móc thiết bị điêu khắc mỹ nghệ tại Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hoa, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin với tổng kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 65 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị sơ chế hạt điều, công suất 1.000 tấn nguyên liệu/năm tại Công ty TNHH MTV cà phê An Thịnh Phát, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar với tổng kinh phí thực hiện là 300 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất chậu rửa Inox tại Công ty TNHH sản xuất Tín Phát Ban Mê, xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn với tổng kinh phí thực hiện là 250 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 90 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị chế biến nông sản từ nguyên liệu đậu xanh tại HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nông Thôn Việt, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn với  tổng kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 65 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất lưới thép tại Hộ kinh doanh Quang Châu, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng với tổng kinh phí thực hiện là 240 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 85 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị gia công chi tiết bán thành phẩm phục vụ lắp ráp, chế tạo cơ khí tại Hộ kinh doanh cơ khí Hưng Thành, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột với tổng kinh phí thực hiện là 230 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 80 triệu đồng); Hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất bánh mỳ tại Hộ kinh doanh Trần Văn Chung, thị trấn Ea Súp với tổng kinh phí thực hiện là 170 triệu đồng (kinh phí hỗ trợ 75 triệu đồng). Các đề án hỗ trợ MMTB nghiệm thu và đưa vào hoạt động nhằm giúp cho cơ sở, doanh nghiệp ứng dụng các máy móc thiết bị tiến tiến trong sản xuất điêu khắc mỹ nghệ, sơ chế hạt nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng ... nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng doanh thu cho các cơ sở sản xuất CN-TTCN; tăng giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk.

h5

+ Phát triển sản phẩm Công nghiệp nông thôn: Thực hiện 02 đề án gồm tổ chức 01 đợt bình chọn sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, với tổng kinh phí KCĐP hỗ trợ 110 triệu đồng, nhằm Phát hiện và tôn vinh sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng để có kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển; Tổ chức cho 10 cơ sở sản xuất CN-TTCN nông thôn tham gia với 6 gian hàng, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ triển lãm ngoài tỉnh (tại tỉnh Trà Vinh và Thừa thiên Huế) với kinh phí KCĐP hỗ trợ 95 triệu đồng, trong đợt triển lãm này gian hàng của Trung tâm được đánh giá cao tại Hội chợ.
+ Cung cấp thông tin về chính sách phát triển công nghiệp: Thực hiện 02 đề án gồm Chương trình công nghiệp và phát triển phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh Đắk Lắk phát 4 kỳ/năm; kinh phí khuyến công hỗ trợ 40 triệu đồng, nhằm giới thiệu mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả của một số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, chuyên mục còn là diễn đàn trao đổi thông tin các kinh nghiệm thực tiễn về sản xuất Công nghiệp – Thương mại, các vấn đề cần quan tâm đối với sự nghiệp phát triển ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh. Thông qua các chương trình phát sóng, các tổ chức, cá nhân sẽ hiểu rõ và nắm bắt được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển Công nghiệp – Thương mại nói chung và hoạt động khuyến công nói riêng nhằm phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trước hết là công nghiệp hoá nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội.
Đề án Duy trì, cập nhập thông tin dữ liệu điện tử phục vụ thông tin tuyên truyền hoạt động ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk với tổng kinh phí khuyến công hỗ trợ thực hiện là  70 triệu đồng;
+ Quản lý chung và triển khai hoạt động chương trình khuyến công: 01 đề án với tổng kinh phí thực hiện 50 triệu đồng. Phục vụ cho công tác thẩm định, giám sát, kiểm tra, nghiệm thu quyết toán đề án khuyến công 2017. Xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2018; sơ kết, tổng kết.
Theo chủ trương chung, năm 2018 công tác khuyến công sẽ tập trung vào Xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng máy móc, thiết bị trong sản xuất CN-TTCN; Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT ; Nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn; Phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Cung cấp thông tin về các chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công; Tham gia khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước. Theo đó Trung tâm Khuyến công tỉnh sẽ tiếp tục khảo sát nhu cầu thực tiễn trên địa bàn, đồng thời chú trọng thực hiện tiếp các nội dung nhiệm vụ trọng tâm, chương trình khuyến công, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nông thôn theo định hướng của tỉnh.
Một số hình ảnh hỗ trợ máy móc thiết bị:

2
6
3


Tác giả: Mai thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây