Đắk Lắk: Đưa chính sách khuyến công vào cuộc sống.

Thứ sáu - 10/01/2020 07:23
Đắk Lắk: Đưa chính sách khuyến công vào cuộc sống.

Cùng với nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia khác, hoạt động khuyến công ở Đắk Lắk đã đi được chặng đường dài, tuy còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nhưng những kết quả đạt được trong những năm qua của Khuyến công Đắk Lắk đã khẳng định vai trò của mình trong sự nghiệp CNH-HĐH công nghiệp nông thôn của tỉnh.
 Quyết tâm đưa chính sách khuyến công vào cuộc sống:
Cũng như các Chương trình mục tiêu quốc gia khác như: Chương trình MTQG về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Xây dựng nông thôn mới, sản xuất sạch hơn, thì chính sách về hoạt động khuyến công khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT) theo Nghị định 45/2012/NĐ-CP có những khó khăn nhất định. Thực tế, sau khoảng 14 năm triển khai hoạt động khuyến công, bên cạnh những thuận lợi là nhận được sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh, sở ban ngành trên địa bàn thì Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đắk Lắk (Trung tâm) gặp nhiều khó khăn khi đưa những nội dung cụ thể của Chương trình khuyến công vào cuộc sống.
Trước hết, việc đưa chương trình khuyến công đến với các cơ sở, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những ngày đầu là một thử thách lớn đối với đội ngũ cán bộ nhân viên Trung tâm. Bởi vì, khi đó, hoạt động khuyến công còn mới mẻ, nên công tác tuyên truyền về hoạt động khuyến công chưa sâu rộng đến các thành phần kinh tế, nhận thức của người dân cũng như một số ngành liên quan còn hạn chế. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển khai thực hiện công tác khuyến công, do đó kết quả đạt được còn hạn chế. Đa số các cơ sở sản xuất CNNT qui mô rất nhỏ, thiếu vốn đầu tư, hoạt động còn manh mún, nhỏ lẻ. Các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương chưa khẳng định vị thế trên thị trường... Bên cạnh đó, mức hỗ trợ xây dựng đề án về đào tạo nghề cho người lao động cũng như hỗ trợ mô hình trình diễn cho các doanh nghiệp còn thấp nên dẫn đến việc vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các đối tượng lao động tham gia các hoạt động khuyến công gặp nhiều khó khăn... 
Đối mặt với không ít khó khăn là vậy nhưng cán bộ nhân viên của Trung tâm coi đó như một động lực để vượt qua. Với quyết tâm khơi thông được hoạt động khuyến công về cơ sở Trung tâm xác định là phải làm thay đổi nhận thức của người dân và cộng đồng về vai trò cũng như tầm quan trọng của chương trình khuyến công. Bằng những hoạt động như hội thảo, hội nghị tuyên truyền về mục tiêu khuyến khích phát triển CNNT mọi tầng lớp trong cộng đồng đã dần hiểu được vai trò của hoạt động khuyến công... Qua đó, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, sự ủng hộ của các doanh nghiệp CNNT, các cơ sở đối với hoạt động khuyến công. 

3 3

Khẳng định bằng những hoạt động cụ thể:
Được sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục Công nghiệp địa phương và Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk, Sở Công Thương, hoạt động khuyến công trên địa bàn ngày càng phát triển và đạt hiệu quả, thực sự là nguồn động viên, khuyến khích các cơ sở CNNT trên địa bàn mở rộng sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân, do đó mà năng suất và chất lượng sản phẩm đã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng...  Trong suốt chặng đường gần 14 năm qua, hoạt động khuyến công đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển CNNT ở Đắk Lắk.
Tiếp tục nhân rộng những mô hình điểm:
Để hoạt động khuyến công thực sự trở thành nguồn động lực thúc đẩy CNNT phát triển trong nền kinh tế hội nhập, Trung tâm Khuyến công Đắk Lắk tiếp tục xây dựng nhiều đề án mang tính chiến lược, phấn đấu đưa ra mục tiêu phát triển ngành nghề thủ công phải gắn với phát triển nông nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động khuyến công luôn gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ, góp phần tăng giá trị của các loại nông, lâm sản. Phát triển phải trên cơ sở phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn phục vụ xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, thu hút nhiều lao động và sử dụng lao động giản đơn nhằm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.  Các đề án đều tập trung phát triển những ngành nghề có lợi thế so sánh, kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiến. Đầu tư nâng cao chất lượng phát triển các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường, mở rộng thị trường xuất khẩu, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm CNNT. Kết hợp hài hòa nhiều qui mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu trong phát triển tiểu thủ công nghiệp. Phát triển ngành công nghiệp để gắn kết với qui hoạch phát triển ngành kinh tế - xã hội nói chung và phải nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội ở nông thôn.

 

ktra day chuyen

Gần 14 năm qua, hoạt động khuyến công ở Đắk Lắk có ý nghĩa vô cùng to lớn, không những làm cho hệ thống các ngành, các cấp chuyển biến nhanh về nhận thức phát triển CNNT mà còn khơi dậy phát huy lợi thế tiềm năng của từng khu vực nông thôn  góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy thương mại dịch vụ phát triển, đóng góp không nhỏ vào ngân sách của địa phương.

img 20181213 102619

 

Tác giả: Mai Thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây