Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế 

Thứ hai - 04/04/2022 21:30
Tỉnh Đắk Lắk có 49 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số có 667.322 người chiếm gần 36% dân số toàn tỉnh, trong đó có dân tộc thiểu số tại chỗ và các dân tộc thiểu số từ các tỉnh khác di cư đến, phân bố khắp 184 xã, phường, thị trấn. 
Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có truyền thống cách mạng, đoàn kết giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước; có bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình, góp phần vào sự phong phú, đa dạng văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Lễ hội đua Voi của đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Trong tình hình hiện nay, vấn đề dân tộc, tôn giáo ở tỉnh Đắk Đắk Lắk còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp cần quan tâm, đặc biệt là vẫn còn một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức mơ hồ, nhẹ dạ, cả tin, mất cảnh giác trước âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch, tham gia tập trung khiếu kiện đông người, vượt biên trái phép; tham gia các tổ chức phản động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt khác một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn giữ nếp nghĩ cũ, tập quán sản xuất lạc hậu, chưa biết cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số nơi vẫn còn tình trạng tự cung, tự cấp nên dù được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng nhưng đời sống phần đông đồng bào dân tộc thiểu số vẫn tồn tại khó khăn nhất định, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 62% số hộ nghèo toàn tỉnh, hộ cận nghèo chiếm 43%, sự chênh lệch giàu nghèo giữa vùng đồng bào dân tộc kinh và vùng đồng bao dân tộc thiểu số còn khá xa, dân trí một số nơi không đồng đều. Để nâng cao dân trí, giảm dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, để thay đổi hướng đến sự phát triển đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, Ngày 25/3/2022, Tỉnh ủy Đắk Lắk ban hành Đề án “Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc giai đoạn 2021 – 2025 nhằm cụ thể hóa việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Với quan điểm vấn đề dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị. Thực hiện nhất quán quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ nhau cùng phát triển. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, công tác tuyên truyền vận động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; tập trung nhiều giải pháp thiết thực hiệu quả, phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, của từng vùng có đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiêm cấm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động trái với thuần phong mỹ tục, trái với các quy định của pháp luật. Chủ động kịp thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng dân tốc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Mục tiêu từng bước xóa bỏ dần tập quán sản xuất lạc hậu, thay đổi phương thức sản xuất; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với vùng người Kinh, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc; thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Để tổ chức hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Đề án theo lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phố biến sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, lồng ghép vào việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc trong tình hình mới đến đông đảo quần chúng nhân dân, tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo sự thống nhất, đồng thuận trong quá trình tổ chức thực hiện; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: Tổ chức, tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, người có uy tín, chức sắc, chức việc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các tầng lớp nhân dân để tạo sự đồng thuận, thống nhất về nhận thức và hành động...; Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành  các đơn vị liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án, đồng thời tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án theo lộ trình đã đặt ra.

Nguồn tin: Trần Quang Phúc – Trung tâm Xúc tiến Thương mại

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây