Tham dự Diễn đàn có Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương; Ông Nguyễn Văn Thi – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa; Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại – Bộ Công Thương; Các diễn giả tham gia Diễn đàn gồm: Ông Clement Graf, Giám đốc toàn cầu, Chương trình Bà Nguyễn Thị Minh Thúy,Giám đốc Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu Thụy Sỹ (Sippo); Tiến sĩ Nguyễn Phương Nam, Chuyên gia đánh giá quocó tế về báo cáo kiểm kê khí nhà kính của Liên hợp quốc – UNFCCC; Bà Mira Nagy, Trưởng Hợp phần, Dự án hướng tới sự tuần hoàn (Go Circular), Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (Giz); Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bà Nguyễn Minh Huệ, Quản lý dự án, Công ty Tư vấn và Dịch vụ đổi mới Khí hậu KLINOVA; Ông Đinh Quốc Thái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam; Ông Lê Văn An, Phó Chủ tịch Hiệp hội cơ khí Việt Nam; cùng hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương, các đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các hiệp hội và doanh nghiệp. Tỉnh Đắk Lắk có Trung tâm Xúc tiến Thương mại tham dự.
Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu, được thực hành quyết liệt ở các nền kinh tế phát triển nhất thế giới như một giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nền kinh tế trung hòa các- bon trong dài hạn. Trong bối cảnh Việt Nam cùng nhiều quốc gia hướng về mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050, định hướng hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần chú trọng tăng trưởng xanh, phát triển xanh góp phần thực hiện thành công chiến lược xuất nhập khẩu hảng hỏa đến năm 2030, chiến lược quốc gia về tăng trường xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu khai mạc Diễn đàn
Phát biểu tại Diễn đàn, Ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết vấn đề phát triển xanh, xuất khẩu xanh, bền vững không còn là chủ đề mới. Hiện nay, các cơ quan Chính phủ, tổ chức công và khối tư nhân trên thế giới đã đặt sự quan tâm lớn tới vấn đề liên quan tới chủ đề thương mại xanh. Tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đã trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon và phát triển bền vững. Hướng phát triển này đã và đang hình thành luật chơi mới về thương mại và đầu tư, nhiều nên kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu như chính sách tăng trưởng xanh Châu Âu, thỏa thuận xanh Châu Âu kèm theo các cơ chế chương trình như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon, chiến lược từ trang trại đến bàn ăn, kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn, chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030. Vì vậy để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra các nước xuất khẩu trong đó có Việt Nam cần thay đổi tư duy quan tâm tới tính xanh của chuỗi cung ứng trong thương mại quốc tế để đáp ứng được nhu cầu khắt khe của các thị trường.
Phát triển xanh, bền vững được định hướng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021- 2030 của Việt Nam; Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 01/10/2021 tại Quyết định số 1658/QĐ-TTg. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 – 2027.
Diễn đàn có 2 Phiên chính: Phiên 1 về xúc tiến xuất khẩu xanh, phát triển bền vững, thực tiễn quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam nói về xu hướng chuyển đổi xanh trong thương mại quốc tế; những tác động trực tiếp đến xuất khẩu trong bối cảnh thực thi CBAM; Kinh tế tuần hoàn và thẩm định doanh nghiệp trong chuỗi giá trị, các chính sách quan trọng của EU, Đức và những hoạt động hỗ trợ đề xuất cho các ngành xuất khẩu của Việt Nam; Vai trò và trách nhiệm của các TPO, BSO trong việc thúc đẩy xuất khẩu Xanh; Phiên 2 về chuyển đổi xanh trong hệ sinh thái xúc tiến xuất khẩu Việt Nam nói về Cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp và thương mại xanh của Việt Nam; Giới thiệu về Kiểm kê và tính toán nhà kính (GHG), tổng quan về chứng chỉ carbon; Vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trong chuyển đổi xanh (những ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam).
Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2023 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đã tạo kênh đối thoại, tham vấn nhiều bên liên quan để định hình các vấn đề, xác định các giải pháp xúc tiến xuất khẩu xanh và chính sách hỗ trợ về thương mại xanh; định hình hướng tới tiêu chuẩn hóa chuỗi cung ứng xanh, triển khai các sáng kiến xúc tiến xuất khẩu xanh để hiểu sâu hơn và tạo động lực cho cơ chế, chính sách thương mại xanh. Diễn đàn cũng dành thời gian để các doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của doanh nghiệp trong sản xuất xanh, phát triển xuất khẩu bền vững, đáp ứng xu hướng toàn cầu.