Theo quy định mới, người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Đáng chú ý, Nghị định này quy định cụ thể các hành vi bị coi là quấy rối tình dục tại nơi làm việc, như là: Hành vi mang tính chất thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục; Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử;…
Cụ thể, khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định các trường hợp người giúp việc được tự ý nghỉ việc mà không cần báo trước đó là vì các lý do sau: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận; Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn; Bị người sử dụng lao động đánh đập, nhược đãi hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ; Bị cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2021.
Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 41/2013/NĐ-CP, Nghị định 46/2013/NĐ-CP, Nghị định 44/2013/NĐ-CP, Nghị định 45/2013/NĐ-CP, Nghị định 49/2013/NĐ-CP, Nghị định 03/2014/NĐ-CP, Nghị định 27/2014/NĐ-CP, Nghị định 05/2015/NĐ-CP, Nghị định 85/2015/NĐ-CP, Nghị định 121/2018/NĐ-CP, Nghị định 148/2018/NĐ-CP, Nghị định 149/2018/NĐ-CP, Nghị định 29/2019/NĐ-CP.
Xem chi tiết Nghị định tại đây./.