Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018

Chủ nhật - 14/01/2018 22:10
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Thực hiện Kế hoạch công tác quản lý Nhà nước về thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2018 của UBND tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 3547/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Sở Công Thương xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2018 thuộc ngành Công thương như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
 Theo dõi tình hình thi hành pháp luật nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực Công Thương và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
 Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bấp cập, hạn chế trong việc thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở Công Thương, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm góp phân nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.    
2. Yêu cầu:
 Yêu cầu các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở thực hiện đầy đủ các nội dung theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp và bám sát thực hiện nhiệm vụ đã được giao trong quy chế làm việc của Sở.
 Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm, quan hệ phối hợp của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở trong công tác triển khai, thực hiện và theo dõi tình hình thi hành pháp luật từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng và đưa công tác này vào nề nếp; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc Sở phải thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa theo dõi thi hành pháp luật với xây dựng pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2018 của ngành Công thương.
Theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; đánh giá tình hình thi hành pháp luật phải khách quan, chính xác, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả. 
II. NỘI DUNG.
1. Về lĩnh vực theo dõi.
a) Lĩnh vực trọng tâm: Thực hiện theo dõi tình hình hành pháp luật trong việc thực hiện các quy định pháp luật về thủ tục hành chính trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm…
 b) Lĩnh vực khác:
Đối với lĩnh vực không thuộc lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật nêu tại Kế hoạch này và các văn bản triển khai trong năm 2018. Các phòng, đơn vị trực thuộc Sở căn cứ vào chức năng nhiệm vụ triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính  phủ, đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện đầy đủ trên mọi lĩnh vực.        
2. Các hoạt động theo dõi
a) Thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật:
Thông tin, phản ánh của dư luận từ phương tiện thông tin đại chúng.
Phản ánh, kiến nghị của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Thông tin từ kết quả kiểm tra, thanh tra chuyên ngành.
b) Khảo sát tình hình thi hành pháp luật:
Khảo sát theo lĩnh vực, địa bàn và đối tượng thông qua quá trình thực thi công vụ theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
c) Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật:
 Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật được thực hiện đối với vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực trọng tâm trong Kế hoạch này.
d) Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
 Kịp thời tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực;
Thực hiện các biện pháp nhằm đảo bảo tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng pháp luật và trong áp dụng pháp luật;
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật;
Thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm.
 Đề nghị các phòng, đơn vị thuộc Sở có trách nhiệm xây dựng phương án, bố trí cán bộ, đảm bảo các điều kiện cần thiết và tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành Công Thương về lĩnh vực được giao trong quy chế làm việc của Sở.
2. Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành Công Thương.
Kỳ báo cáo: Định kỳ hàng năm.
Thời điểm lấy số liệu của báo cáo từ ngày 01/10/2017 đến hết ngày 30/9/2018.
  Báo cáo gửi Sở Công Thương (thông qua Thanh tra Sở) để tổng hợp cáo UBND tỉnh theo đúng thời gian quy định.
3. Kinh phí thực hiện.
 Kinh phí thực hiện công tác theo dõi tình hình pháp luật năm 2018 do ngân sách Nhà nước đảm bảo từ nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của các phòng, đơn vị.

Tác giả: Mai thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây