Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030

Thứ năm - 18/03/2021 04:57

Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030

Ngày 12/03/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 340/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030.
Theo đó, Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của chiến lược như sau: Cả nước có khoảng 140 nghìn tổ hợp tác, với 2 triệu thành viên, 45 nghìn hợp tác xã với 8 triệu thành viên, 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên; Số hợp tác xã hoạt động đạt loại tốt, khá chiếm từ 60% - 70% trên tổng số hợp tác xã cả nước. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã tốt nghiệp cao đẳng, đại học đạt ít nhất 25%; khoảng 80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề giám đốc; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 cả nước có trên 5.000 hợp tác xã và 500 tổ hợp tác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản; thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với hàng hóa nông sản; Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và hợp tác xã, phấn đấu có khoảng 50% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; Xử lý dứt điểm các hợp tác xã đã ngừng hoạt động và các hợp tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã năm 2012.
Cụ thể, Định hướng phát triển kinh tế tập thể theo ngành, lĩnh vực chủ yếu: Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp; Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Phát triển liên hiệp hợp tác xã trong nông nghiệp để phát huy thế mạnh của từng hợp tác xã trong hỗ trợ các hợp tác xã khác và liên kết với doanh nghiệp, vươn tầm hoạt động ra địa bàn cả nước và xuất khẩu; Định hướng chiến lược phát triển kinh tế tập thể hợp tác xã trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải, đường thủy nội địa và hàng hải, tín dụng…
Bên cạnh đó, Định hướng phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã theo vùng, lãnh thổ:
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc
+ Tiếp tục củng cố, phát triển, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với sản xuất nông nghiệp an toàn theo hướng nông nghiệp hữu cơ và chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hóa chủ lực.
+ Tập trung phát triển hợp tác xã gắn với sản phẩm chủ lực của vùng như chè, trồng cây dược liệu, cây ăn quả có múi, các loài hoa, chế biến gỗ, các sản phẩm OCOP, chăn nuôi gia súc; phát triển hợp tác xã hoạt động du lịch cộng đồng nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, các cửa khẩu, văn hóa dân tộc đặc sắc, phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, dịch vụ...
+ Xây dựng và mở rộng mô hình hợp tác xã ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Hướng tới thành lập các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm sau thu hoạch để nâng cao giá trị, sản lượng hàng hóa.
+ Phát triển mô hình liên kết giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp. Tư vấn hỗ trợ hợp tác xã thiết kế nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm, hình thành và phát triển thương hiệu, hướng tới xây dựng các thương hiệu có uy tín sản xuất sản phẩm có chất lượng cao.
+ Phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã đa dạng lĩnh vực hoạt động, phù hợp với điều kiện phát triển vùng cao, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giải quyết việc làm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ thành viên, bảo đảm sinh kế bền vững.
- Vùng đồng bằng sông Hồng
+ Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, phù hợp quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, trong đó xác định rõ các vùng sản xuất tập trung gắn với các sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương như vùng sản xuất rau an toàn, rau chế biến, vùng sản xuất hoa, vùng sản xuất cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, vùng nuôi trồng thủy sản.
+ Nâng cao khả năng thích nghi của kinh tế tập thể, hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường, hội nhập; nâng cao giá trị của hợp tác xã đối với thành viên, người lao động về cung ứng dịch vụ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nhất là địa bàn nông thôn. Đóng góp tích cực vào các chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; thực hiện hiệu quả các vấn đề về văn hóa, xã hội.
+ Xóa bỏ nhận thức, mô hình hoạt động hợp tác xã kiểu cũ; nâng cao chất lượng bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về kinh tế tập thể; xây dựng các hợp tác xã chuyên ngành, phát triển đa dạng các loại hình hợp tác xã với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa khác nhau nhằm phát huy thế mạnh của địa phương.
+ Tập trung xây dựng các hợp tác xã tiêu dùng trong khu công nghiệp, khu đô thị, chung cư nhằm mở rộng quy mô, cung cấp dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng cho thành viên, theo đó thành viên là người lao động tại khu công nghiệp, người dân các khu đô thị, chung cư... vừa là chủ sở hữu vừa là người sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
- Vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung
+ Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khai thác; tập trung phát triển mạnh hợp tác xã đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao.
+ Tập trung mở rộng quy mô thành viên; ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, phục vụ hợp tác xã, các thành viên, các hộ gia đình, bảo đảm duy trì phát triển sản xuất kinh doanh, đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác trong nước và từng bước tham gia thị trường.
+ Tăng cường liên kết các tả chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, tiếp tục hình thành, phát triển liên kết hợp tác xã du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực. Chú trọng sản xuất theo chuỗi giá trị; liên kết với doanh nghiệp; bảo đảm lợi ích thành viên; cải thiện đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho các thành viên hợp tác xã và các chủ thể khác tham gia vào kinh tế hợp tác một cách bình đẳng và trong khuôn khổ pháp luật, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Tập trung thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp vùng trung du miền núi, khuyến khích các chủ rừng, chủ trang trại tham gia hợp tác xã trồng rừng để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ lâm sản.
+ Khơi thông nguồn lực và thu hút nhân lực lao động tạo sự phát triển bền vững cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã, chú trọng công tác quản lý và đổi mới khoa học công nghệ cho hợp tác xã.
- Vùng Tây Nguyên
+ Khuyến khích phát triển nông nghiệp bền vững, nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, ứng dụng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới, thế mạnh địa phương, chương trình OCOP; tạo ra các sản phẩm sạch cho xã hội, có giá trị và đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.
+ Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng. Khuyến khích đổi mới sáng tạo, liên kết chuỗi giá trị bằng các mô hình hợp tác xã, thành lập các liên hiệp hợp tác xã nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Nâng cao hiệu quả các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường quốc tế.
+ Mở rộng vùng cây trồng tập trung chuyên canh, hình thành cánh đồng lớn, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm nông sản, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, mẫu mã và quy cách của thị trường trong nước và các nước nhập khẩu.
- Vùng Đông Nam bộ
+ Khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cả về chất lượng, số lượng trên tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là lĩnh vực sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại, dịch vụ; thu hút mọi giới, thành phần xã hội tham gia, nhất là thanh niên và phụ nữ.
+ Đối với tổ hợp tác: Tập trung phát triển các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, ngành nghề nông thôn); lĩnh vực dịch vụ (thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, thủy lợi, cung cấp cây, con giống, vay vốn tín dụng...).
+ Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Khuyến khích các hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; ưu tiên ứng dụng khoa học, công nghệ, công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa, công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp. Phấn đấu giá trị sản xuất của các sản phẩm nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao tăng hơn 2,0 lần so với phương thức sản xuất thông thường.
+ Khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp phù hợp với các chương trình cây, con giống trọng điểm theo hình thức liên kết với các doanh nghiệp, công ty, siêu thị từ đầu vào đến đầu ra.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long
+ Tập trung phát triển các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hàng hoá, hiện đại, quy mô lớn; nông nghiệp hữu cơ; nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hoá về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ về giống; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm, gắn với thế mạnh của vùng, phục vụ mục đích xuất khẩu thông qua phát triển các hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có trình độ quản lý hiện đại để áp dụng tối đa lợi thế của hội nhập quốc tế và ưu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
+ Tiếp tục tập trung phát triển các hợp tác xã xuất khẩu các sản phẩm có tiềm năng và giá trị cao như lúa, cây ăn trái, tôm, cá, rau quả đông lạnh; khuyến khích phát triển các hợp tác xã du lịch sinh thái (miệt vườn sông nước, đất ngập nước), du lịch biển và du lịch văn hóa lễ hội.
+ Phát triển hợp tác xã theo hướng tập trung chuyên ngành, chuyên sâu gắn với vùng nguyên liệu, vùng kinh tế vườn, vùng chuyên canh hoa màu, vùng chăn nuôi gia súc gia cầm; chủ động thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
+ Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các hợp tác xã nuôi trồng thủy sản với quy mô thích họp, xây dựng mô hình hợp tác xã theo hướng bền vững, hợp tác xã dịch vụ thủy sản và hợp tác xã chế biến, tiêu thụ thủy sản. Tuyên truyền vận động thành lập liên hiệp hợp tác xã trên lĩnh vực lúa gạo, trái cây, thủy sản và lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại - dịch vụ...
 Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định 340/QĐ-TTg tại đây

Tác giả: Lê Bích-TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,744.51 15,903.54 16,414.36
CAD 17,859.08 18,039.48 18,618.89
CNY 3,362.04 3,396.00 3,505.60
EUR 26,047.45 26,310.56 27,476.69
GBP 30,507.55 30,815.71 31,805.49
HKD 3,090.38 3,121.59 3,221.86
JPY 159.05 160.66 168.34
SGD 17,917.31 18,098.29 18,679.60
USD 24,610.00 24,640.00 24,980.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây