Thị trường hàng hóa ngày 18/5: Dầu vượt 80 USD/thùng, nông sản đồng loạt tăng giá.

Thứ năm - 17/05/2018 22:41

 

Thị trường hàng hóa ngày 18/5: Dầu vượt 80 USD/thùng, nông sản đồng loạt tăng giá

Chiều ngược lại giá bạch kim chạm mức thấp nhất 5 tháng,
nhôm giảm, quặng sắt và than luyện cốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp.

Dầu vượt 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014
Giá dầu trong phiên tăng lên trên 80 USD/thùng – lần đầu tiên – kể từ tháng 11/2014, trước khi thoái lui do đồng USD tăng mạnh và sản lượng dầu thô Mỹ tăng. Nguồn cung dầu từ Venezuela giảm mạnh, lo ngại các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khiến xuất khẩu từ Iran gián đoạn và dự trữ dầu toàn cầu suy giảm, tất cả những yếu tố này đã đẩy giá dầu tăng gần 20% trong năm 2018.
Dầu thô Brent kỳ hạn đạt mức cao trong phiên 80,5 USD/thùng, nhưng sau đó đã giảm 2 cent xuống còn 79,3 USD/thùng và giá dầu thô Tây Texas WTI kỳ hạn không thay đổi ở mức 72,3 USD/thùng.
Dự trữ dầu thô và nhiên liệu toàn cầu giảm mạnh trong mấy tháng gần đây nhờ nhu cầu tăng mạnh và OPEC cắt giảm sản lượng. Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước sản xuất không thuộc OPEC đã hạn chế sản lượng kể từ đầu năm 2017, lần tới sẽ họp để thảo luận chính sách cung cấp tại Vienna vào tháng 6. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế Venezuela và triển vọng bổ sung các biện pháp trừng phạt của Mỹ sau cuộc bầu cử ngày 20/5 có thể ảnh hưởng đến thị trường.
Doanh số bán dầu của Iran có thể giảm 300.000-500.000 thùng/ngày trong 6 tuần tới cũng như sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran trong tháng này và việc bổ sung các biện pháp trừng phạt có thể hạn chế xuất khẩu dầu thô từ nước sản xuất lớn thứ 3 của OPEC. Sản lượng dầu thô Mỹ tăng 27% trong 2 năm qua lên mức cao kỷ lục 10,72 triệu thùng/ngày, gần mức 11 triệu bpd của nhà sản xuất hàng đầu – Nga.
Bạch kim thấp nhất 5 tháng
Giá vàng duy trì ổn định sau khi giảm xuống mức thấp mới trong năm, do lợi tức trái phiếu Mỹ tăng và lo ngại về rủi ro chính trị tại Italia đẩy chỉ số đồng USD lên mức cao đỉnh điểm năm 2018. Giá vàng đã giảm hơn 2% trong tuần này
Giá vàng giao ngay ổn định ở mức 1.290,51 USD/ounce, trong phiên có lúc chạm 1.285,41 USD/ounce, mức thấp nhất 4 tháng rưỡi. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 tại Mỹ giảm 2,1 USD tương đương 0,2% xuống còn 1.289,4 USD/ounce. Đồng USD tăng gần 4% kể từ đầu quý 2 tới nay, do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất hơn nữa trong năm nay nhằm kiềm chế lạm phát, vào thời điểm khi mà các ngân hàng trung ương khác vẫn giữ nguyên chính sách tiền tệ.
Trong khi đó, bạc tăng 0,6% lên 16,44 USD/ounce. Giá bạch kim tăng 0,4% lên 890,8 USD/ounce lúc đóng cửa nhưng trong phiên có lúc chạm 879 USD/ounce, mức thấp nhất 5 tháng. Giá palađi giảm 0,6% xuống 977,47 USD/ounce.
Nhôm giảm do dự trữ tăng
Giá nhôm giảm sau khi dự trữ tăng, cho thấy nguồn cung có thể bù đắp sự thiếu hụt nếu các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Rusal không được dỡ bỏ. Giá nhôm hợp đồng tham chiếu tại LME đóng cửa giảm 1% xuống còn 2.293 USD/tấn.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại LME tăng 0,8% lên 6.879 USD/tấn. Sản lượng đồng tinh chế của Trung Quốc trong tháng 4/2018 tăng 12,3% so với cùng tháng năm ngoái, lên 778.000 tấn.
Trong khi đó, giá nickel tăng 0,8% lên 14.595 USD/tấn. Kim loại này đã tăng 15% trong năm nay. Thâm hụt thị trường nickel toàn cầu tăng lên 15.700 tấn trong tháng 3/2018, so với sự điều chỉnh thâm hụt 6.600 tấn tháng trước đó.
Giá kẽm tăng 0,7% lên 3.096 USD/tấn, giá chì tăng 1,4% lên 2.374 USD/tấn và giá thiếc giảm 0,4% xuống còn 20.650 USD/tấn.
Quặng sắt và than luyện cốc giảm phiên thứ 2 liên tiếp
Giá quặng sắt và nguyên liệu sản xuất thép khác tại Trung Quốc ngày 17/5 giảm phiên thứ 2 liên tiếp khi các nhà phân tích cho biết, nhu cầu trong những tháng tới sẽ giảm khi nước này chuyển hướng tập trung từ ngành công nghiệp nặng sang dịch vụ. Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống còn 483 NDT (75,89 USD)/tấn.
Trong khi đó, khoảng 1/2 công suất sản xuất thép của Trung Quốc được dự kiến sẽ tuân thủ tiêu chuẩn khí thải cực thấp vào năm 2020. Các nhà máy thép sẽ cần phải lắp đặt thiết bị môi trường đắt tiền và sử dụng nguyên liệu cấp cao hơn để đạt được mục tiêu.
Giá nguyên liệu sản xuất thép khác cũng giảm trong đầu phiên giao dịch. Giá than luyện cốc kỳ hạn tháng 9 giảm 1,9% xuống còn 1.247,5 NDT/tấn sau khi giảm mạnh 2,3% trong phiên trước đó. Giá than cốc kỳ hạn giảm 0,3% xuống còn 2.106,5 NDT/tấn. Giá thép thanh tăng 0,1% lên 3.679 NDT/tấn.
Cao su hồi phục
Giá cao su kỳ hạn trên sàn TOCOM- tham chiếu cho thị trường Đông Nam Á, hợp đồng tham chiếu tăng phiên thứ 2 liên tiếp theo xu hướng giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải tăng.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 10 trên sàn TOCOM kết thúc phiên tăng 1,4 JPY lên 189,9 JPY/kg.
Tại Thượng Hải hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 9 tăng 50 NDT lên 11.445 NDT/tấn. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 6 trên sàn SICOM giảm 0,1 Uscent xuống còn 140 Uscent/kg.
Đường quay đầu giảm giá, cà phê tăng
Giá đường thô kỳ hạn thoái lui từ mức cao nhất trong gần 2 tuần, do các nhà sản xuất đẩy mạnh bán ra. Giá đường thô kỳ hạn tháng 7 giảm 0,05 cent tương đương 0,43% xuống 11,56 cent/lb, trong phiên có lúc đạt 11,75cent/lb, mức cao nhất kể từ 4/5. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 4,2 USD tương đương 1,3% lên 326,7 USD/tấn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 tăng 0,6 cent tương đương 0,51% lên 1,179 USD/lb. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 7 tăng 13 USD tương đương 0,75% lên 1.750 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 1.757 USD/tấn, mức cao nhất 1 tuần.
Chè tăng giá 
 Giá chè tại Bangladesh tăng trong phiên đấu giá hàng tuần do nhu cầu tăng mạnh và nguồn cung thắt chặt. Giá chè trung bình tại Bangladesh ở mức 216,14 taka (2,6 USD)/kg tại trung tâm đấu giá Srimangal, so với 214,09 taka/kg trong phiên đấu giá trước đó tại Chittagong. 
 Gạo Ấn Độ thấp nhất 5 tháng, Việt Nam cao nhất 4 năm 
 Giá gạo tại nước xuất khẩu hàng đầu - Ấn Độ - trong tuần này giảm xuống mức thấp nhất 5 tháng, do đồng rupee mất giá, trong khi giá gạo Việt Nam đạt mức cao nhất 4 năm, trong bối cảnh nhu cầu tăng mạnh mẽ và nguồn cung hạn hẹp. Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giảm 3 USD xuống còn 404-408 USD/tấn. Đồng rupee giảm khoảng 6% trong năm 2018 xuống mức thấp nhất 16 tháng, khiến gạo Ấn Độ khá cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ tăng 18% lên mức cao kỷ lục 12,7 triệu tấn năm tài chính 2017/18, kết thúc ngày 31/3, chủ yếu nhờ nhu cầu gạo non-basmati mạnh từ Bangladesh, Benin và Sri Lanka. 
 Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên 460-465 USD/tấn so với 455-460 USD/tấn tuần trước đó. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8/2014. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan giảm nhẹ xuống còn 435-440 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 435-445 USD/tấn tuần trước đó, do đồng baht suy yếu.
 Lúa mì tăng phiên thứ 3 liên tiếp
Giá lúa mì kỳ hạn tại Mỹ tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng ở khắp các nước sản xuất trọng điểm trên thế giới. Giá lúa mì đỏ, cứng vụ đông kỳ hạn tháng 7 trên sàn Chicago tăng 3-1/4 cent lên 4,97-1/2 USD/bushel.
Giá một số mặt hàng chủ chốt lúc 8h sáng ngày 18/5

Thị trường hàng hóa ngày 18/5: Dầu vượt 80 USD/thùng, nông sản đồng loạt tăng giá - Ảnh 1.

Tác giả: Mai thanh - TTKC

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hoi dap
Idesk
Email
Chuyen doi so
ISO
LICH TIEP CONG DAN
CCHC
Đánh giá dịch vụ công
Bình chọn SẢN PHẨM CNNTTB
Tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm thương mại
Code Buy Transfer Sell
AUD 15,720.97 15,879.77 16,389.90
CAD 17,781.41 17,961.02 18,538.01
CNY 3,355.35 3,389.24 3,498.64
EUR 26,178.32 26,442.75 27,614.88
GBP 30,615.29 30,924.53 31,917.97
HKD 3,082.33 3,113.46 3,213.48
JPY 159.90 161.51 169.24
SGD 17,976.33 18,157.91 18,741.22
USD 24,545.00 24,575.00 24,895.00
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây