Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

Thứ ba - 28/11/2017 02:24
           Trong bối cảnh tự do hoá Thương mại toàn cầu hiện nay, khi mà hàng hoá và dịch vụ được chào bán trên thị trường rất dồi dào, phong phú và người mua là “ Thượng đế ” thì hàng hoá và dịch vụ dù tốt và rẻ đến mấy, nhưng nếu không được người tiêu dùng biết đến thì cũng không thể bán được. Cũng chính vì vậy mà xúc tiến thương mại là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
           Để cho hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian tới ngày một hiệu quả hơn. Chúng ta cần triển khai tích cực một số nội dung như sau:
           Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý hoạt động xúc tiến thương mại là công việc phải được ưu tiên hàng đầu trong tiến trình đổi mới. Hoạt động thương mại chỉ có thể phát triển trong môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng. Do nguồn lực của Nhà nước có hạn và Nhà nước không thể làm thay hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Cho nên việc tạo ra môi trường thuận lợi cho các cho các doanh nghiệp hoạt động xúc tiến thương mại là hết sức quan trọng để góp phần phát triển bền vững trong quá trình sản xuất kinh doanh.
           Cung cấp thông tin kịp thời về thị trường giá cả, nhu cầu, các quy định, các tiêu chuẩn kỹ thuật, rào cản kỹ thuật, các quy định về mẫu mã, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm... để doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế nắm bát, chủ động trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh. Hỗ trợ thông tin về diễn biến thị trường, khả năng cân đối cung - cầu các mặt hàng trên thế giới, định hướng thị trường, định hướng sản xuất; giúp tiêu thụ hàng hóa tốt hơn. Có như vậy mới giúp doanh nghiệp làm ra sản phẩm đến đâu tiêu thụ hết đến đó, chấm dứt tình trạng sản xuất  mà không có thông tin về thị trường.
IMG 8528

           Đối với mặt hàng nông sản, để tránh tình trạng nông sản “được mùa mất giá” thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền định hướng sản xuất, có  khuyến cáo, cảnh báo kịp thời cho từng vùng, từng địa phương khi diện tích canh tác có xu hướng vượt ngưỡng. Có như thế mới định hướng nông dân sản xuất theo quy hoạch, tránh rủi ro và đảm bảo bền vững. Tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa bốn nhà (Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo) là yêu cầu cấp bách. Thực hiện tốt liên kết giữa 4 nhà không chỉ tạo điều kiện cho  sản xuất nông nghiệp tiếp cận được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hình thành tư duy làm ăn mới mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững
           Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại chính là cầu nối doanh nghiệp với người tiêu dùng trong và ngoài nước, hỗ trợ tài chính cho công tác xúc tiến thương mại từ nguồn ngân sách tỉnh tạo chủ động cho các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến xuất khẩu; góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành công thương. Trong điều kiện mở cửa hội nhập với thị trường thế giới, khi Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những chương trình xúc tiến thương mại của địa phương đã tác động tích cực vào việc quảng bá sản phẩm hàng hóa, ổn định và phát triển thị trường nội địa. Xúc tiến xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ  là hoạt động không thể thiếu của các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp
           Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, tăng cường đưa hàng hóa vào các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương hiệu, giữ vững  thương hiệu sau khi đã xây dựng góp phần gia tăng giá trị của hàng hóa. Muốn vậy, điều quan trọng nhất là phải bảo đảm chất lượng của hành hóa đúng theo yêu cầu của người tiêu dùng và của thị trường để có thể xuất khẩu trực tiếp đến các thị trường có nhu cầu mà không phải qua trung gian hoặc mượn thương hiệu nước ngoài. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu  đăng ký nhãn hiệu hàng hoá  là vấn đề hết sức cấp bách, cần thiết khi hàng hóa của chúng ta có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.
IMG 3008
 
           Mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hàng hóa ổn định và có giá trị cao luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để doanh nghiệp liên tục phát triển. Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng cũng cần phải song hành thị trường nội địa; thị trường nội địa là thị trường tiềm năng, điều này đã được chứng minh trong nhiều năm qua. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng luôn chiếm trên 20%. Không phát triển thị trường nội địa thì đến lúc gặp khó khăn trong xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ không có chỗ đứng trên sân nhà. Các doanh nghiệp nên có chiến lược phát triển. Nếu doanh nghiệp chỉ “đứng bằng một chân” thì phát triển sẽ không bền vững”,
           Phát huy vai trò chủ đạo hướng dẫn của các tổ chức xúc tiến thương mại nhà nước trong mạng lưới xúc tiến thương mại trên mọi lĩnh vực thể hiện ở nhiều cấp, nhiều tổ chức khác nhau. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho cá nhân cũng như tổ chức làm công tác xúc tiến thương mại. Ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin về xúc tiến thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại và quản lý Nhà nước về xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp các hoạt động xúc tiến thương mại,
           Thực hiện đồng bộ các hoạt động xúc tiến thương mại tiêu thụ hàng hóa nêu trên, với sự hợp tác, nỗ lực từ nhiều phía là cơ sở quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa tỉnh ĐăkLăk góp phần phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Dương - Phó giám đốc Sở Công thương Đắk Lắk

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây